Covid-19: Thụy Điển "ngược dòng" thế giới, ít hạn chế người dân

Thụy Điển trở thành đất nước hiếm hoi trên thế giới ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) bằng cách duy trì mở cửa trường học và không thực thi nhiều biện pháp hạn chế.

Đây là quốc gia lớn nhất châu Âu áp dụng ít biện pháp hạn chế nhất, liên quan đến chuyện người dân có thể làm gì và đi đâu. 

Trường học cho học sinh đến 16 tuổi vẫn mở cửa trong lúc nhiều người tiếp tục đi làm. Dịch vụ xe lửa và xe buýt vẫn hoạt động tại thủ đô Stockholm. 

Nhà chức trách Thụy Điển vẫn thực hiện một số biện pháp hạn chế, như cấm tụ tập đám đông hơn 500 người, đóng cửa trường đại học và khuyên người dân làm việc ở nhà nếu có thể. Đến ngày 24-3, nước này ra lệnh nhà hàng và quán bar chỉ phục vụ thực khách tại bàn.

Truyền thông địa phương đăng tải thông tin hàng ngàn người kéo đến các khu trượt tuyết mà mãi đến cuối tuần rồi mới đóng cửa vào ban đêm. 

Một bệnh viện dã chiến được lập ra bên trong khuôn viên Bệnh viện Ostra Sjukhuset tại TP Gothenburg - Thụy Điển hôm 24-3. Ảnh: Reuters

Một bệnh viện dã chiến được lập ra bên trong khuôn viên Bệnh viện Ostra Sjukhuset tại TP Gothenburg - Thụy Điển hôm 24-3. Ảnh: Reuters

Ông Johan Carlson, giám đốc Cơ quan y tế công cộng Thụy Điển, vào tuần rồi biện hộ rằng nước này "không thể thực hiện các biện pháp hà khắc" ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của xã hội  nhưng lại "có tác động hạn chế" đối với dịch Covid-19.

Theo thống kê, Thụy Điển hiện có trên 2.000 ca Covid-19 và 33 trường hợp tử vong vì dịch bệnh này. Tuy nhiên, ông Carlson thừa nhận con số người tử vong hàng năm ở nước này (hiện vào khoảng 90.000) có thể "tăng đáng kể" nếu hệ thống y tế bị quá tải. 

Ông Anders Tegnell, chuyên gia dịch tễ học của nhà nước, lập luận rằng các trường học cần mở cửa để con cái của các nhân viên y tế được đến trường sau khi cho rằng trẻ em có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn nhiều. 

Dù vậy, nhiều chuyên gia y tế Thụy Điển không đồng tình với chiến lược chống Covid-19 của nhà chức trách. Ông Joacim Rocklov, chuyên gia dịch tễ học tại Trường ĐH Umea, nhận định chính quyền đang khiến sức khỏe người dân đối mặt nhiều rủi ro khi vẫn còn nhiều điều chưa biết về virus gây Covid-19 (gọi là SARS-CoV-2).

"Tôi không biết lý do Thụy Điển lại quá khác biệt so với các nước khác. Đó là một cuộc thử nghiệm khổng lồ... Nó có thể thành công nhưng cũng có thể đi sai hướng" - ông Rocklov nhận định.

Các quán bar vẫn mở cửa ở thủ đô Stockholm - Thụy Điển hôm 23-3 bất chấp dịch Covid-19. Ảnh: Reuters

Các quán bar vẫn mở cửa ở thủ đô Stockholm - Thụy Điển hôm 23-3 bất chấp dịch Covid-19. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, một số chuyên gia cảnh báo rằng ngay cả những biện pháp hạn chế nhẹ hơn cũng gây tổn thất mạnh mẽ cho nền kinh tế. 

Trong khi đó, nhà chức trách Thụy Điển khẳng định không theo đuổi chiến lược "miễn dịch cộng đồng" (một hình thức bảo vệ gián tiếp chống bệnh truyền nhiễm diễn ra khi một tỉ lệ lớn dân cư đã trở nên miễn dịch với một loại vi khuẩn lây nhiễm, bởi đó tạo nên một lớp bảo vệ cho những người không miễn dịch).

Thay vào đó, nước này tìm cách làm chậm sự lây lan của dịch bệnh và bảo đảm hệ thống y tế không bị quá tải. 

Thủ tướng Stefan Lofven hôm 22-3 kêu gọi mọi người đóng vai trò trong việc ngăn virus lây lan, như không đi thăm người thân lớn tuổi và làm việc tại nhà. Dù vậy, ông cũng cảnh báo có thể thực thi các biện pháp cứng rắn hơn khi thừa nhận tình hình sẽ thêm khó khăn trong vài tháng tới. 

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Nam Phi: Bị cáo buộc giết người vì không tự cách ly sau khi nhiễm Covid-19

Cảnh sát Nam Phi thông báo hai người đàn ông dương tính với Covid-19, đang bị điều tra vì không chịu tự cách ly sau khi đất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo P.Võ - Financial Times ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN