Covid-19: Mỹ "tặng quà" cho thế giới
Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Washington sẽ tài trợ thêm 500 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho các nước, khi nước này chịu áp lực ngày càng tăng trong việc chia sẻ nguồn cung với phần còn lại của thế giới.
Tổng thống Biden đưa ra thông báo này trong phiên họp trực tuyến về Covid-19 vào ngày 22-9, bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ông Biden phát biểu: "Để đánh bại đại dịch, chúng ta cần phải đánh bại nó ở khắp mọi nơi. Đây là tình huống khẩn cấp trong một cuộc khủng hoảng".
Các loại vắc-xin bổ sung sẽ nâng tổng số tài trợ của Mỹ lên hơn 1,1 tỉ liều nhưng vẫn còn kém xa so với 5-6 tỉ liều mà các chuyên gia y tế toàn cầu nói là cần thiết cho các quốc gia nghèo hơn. Việc giao hàng đợt mới sẽ bắt đầu vào tháng 1-2022.
Tổng thống Joe Biden có bài phát biểu quan trọng tại Liên Hiệp Quốc hôm 21-9. Ảnh: New York Times
Các chuyên gia y tế cho biết các nước giàu chưa làm đủ và đặc biệt chỉ trích Mỹ trong việc quyết định tiêm tăng cường cho những người Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ, trong khi phần lớn dân số thế giới vẫn chưa được tiếp cận với vắc-xin.
Họ nói rằng việc tặng vắc-xin theo kế hoạch của Mỹ được hoan nghênh. Dẫu vậy vẫn không đủ và lưu ý rằng vắc-xin Pfizer rất khó mở rộng quy mô và quản lý ở các quốc gia nghèo hơn, nơi thiếu cơ sở hạ tầng phức tạp để lưu trữ và vận chuyển vắc-xin.
Ông Peter Hotez, trưởng khoa Y học Nhiệt đới Quốc gia tại trường ĐH Baylor ở Texas, nói với Reuters rằng "chúng ta sẽ cần từ 6 đến 9 tỉ liều vắc-xin" để tiêm chủng cho các nước đang phát triển. Trong khi đó, bà Carrie Teicher, giám đốc chương trình Bác sĩ không biên giới, cho biết: "Chỉ quyên góp thôi là không đủ".
Ông Biden cho biết Mỹ sẽ cung cấp 370 triệu USD "để hỗ trợ việc triển khai các mũi tiêm này" và hơn 380 triệu USD để giúp Liên minh Vắc-xin toàn cầu (GAVI) xử lý việc phân phối vắc-xin ở những vùng có nhu cầu lớn nhất.
Chính quyền ông Biden cũng gặp trở ngại trong kế hoạch tiêm nhắc lại toàn quốc. Ảnh: Reuters
Với hơn 670.000 người tử vong vì Covid-19 ở Mỹ, Tổng thống Biden đã nói rõ ưu tiên của mình là tiêm chủng cho người Mỹ. Tuy nhiên, sự lây lan của biến thể Delta và sự phẫn nộ về sự mất cân bằng trong phân phối vắc-xin đã gây áp lực buộc Washington phải làm nhiều hơn nữa.
Hồi tháng 6, chính quyền ông Biden đã đồng ý mua và tặng 500 triệu liều. Theo các điều khoản của hợp đồng đó, Mỹ sẽ trả cho hãng Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức) khoảng 3,5 tỉ USD (tương đương 7 USD/liều).
Chương trình COVAX, cơ chế phân phối vắc-xin Covid-19 công bằng toàn cầu, đã cung cấp hơn 286 triệu liều vắc-xin cho 141 quốc gia. Vào tháng 9, các tổ chức điều hành COVAX đã phải cắt giảm gần 30% mục tiêu phân phối năm 2021 xuống còn 1,425 tỉ liều.
Theo Pfizer/BioNtech, tổng cộng 1 tỉ liều dự kiến sẽ được giao vào cuối tháng 9- 2022. Các liều thuốc này được sản xuất tại các cơ sở của Pfizer tại Mỹ và chuyển tới 92 quốc gia có thu nhập trung bình và thấp và 55 quốc gia thành viên của Liên minh châu Phi.
Cũng tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về Covid-19 nói trên, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide thông báo nước này sẽ cung cấp bổ sung 30 triệu liều vắc-xin cho các nước khác, góp phần đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với vắc-xin, qua đó nâng tổng số vắc-xin Nhật Bản đã cam kết cung cấp cho các nước lên 60 triệu liều.
Nguồn: [Link nguồn]
Sau nhiều tuần tranh cãi nội bộ căng thẳng, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 22.9 đã cấp phép tiêm...