Covid-19 lây lan nhanh trên tàu sân bay Mỹ, 5.000 thủy thủ gặp nguy
Chỉ 2 ngày sau khi Lầu Năm Góc thông báo có 3 thủy thủ trên tàu sân bay hạt nhân USS Theodore Roosevelt dương tính với Covid-19, số ca nhiễm đã tăng tới 25, đe dọa đến toàn bộ thành viên thủy thủ đoàn.
Theo CNN, quan chức hải quân Mỹ thừa nhận cần phải sẵn sàng tâm lý “sẽ có thêm hàng chục ca nhiễm mới”, khi mở rộng xét nghiệm đối với các thủy thủ trên tàu.
Hiện có khoảng 5.000 nhân viên và thủy thủ trên tàu. Con tàu đang gấp rút hướng về căn cứ ở Guam, hủy bỏ mọi lịch trình. “Tuy nhiên, không một thủy thủ nào sẽ được đặt chân lên đảo Guam và ngược lại”, quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ, Thomas Modly cho biết.
Bộ Quốc phòng Mỹ cân nhắc không tiết lộ thêm tình hình lây nhiễm Covid-19 trên tàu vì lo ngại khả năng các đối thủ như Trung Quốc, Triều Tiên có thể đánh giá điểm yếu trên tàu sân bay Mỹ.
Bộ trưởng Modly khẳng định sẽ “xét nghiệm 100% thành viên thủy thủ đoàn trên tàu để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh.
Các nhân viên và thủy thủ làm việc trên tàu sân bay Mỹ rất dễ lây nhiễm Covid-19.
Lần gần nhất con tàu đến gần bờ là khi cập cảng cách đây 2 tuần. Tuy nhiên, giới chức Mỹ hiện chưa rõ ở đâu và khi nào thủy thủ đầu tiên nhiễm virus.
Wall Street Journal là tờ báo Mỹ đầu tiên đăng tải thông tin số ca nhiễm trên tàu sân bay Mỹ gia tăng. Số ca nhiễm tăng nhanh sau 2 ngày cho thấy đại dịch còn có thể tác động mạnh đến tàu sân bay Mỹ, nơi các thủy thủ sống trong môi trường khép kín và trong thời gian dài.
Tính trên quy mô toàn cầu, Mỹ ghi nhận 280 binh sĩ nhiễm Colvid-19, tăng 53 so với con số cách đây một ngày. 600 ca dương tính khác ghi nhận ở các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, bao gồm dân thường, người phụ thuộc, nhà thầu.
Theo Bộ trưởng Modly, 133 số ca nhiễm Covid-19 là ở đơn vị hải quân. Hôm 25.3, Lầu Năm Góc xác nhận Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã ra lệnh dừng mọi hoạt động của binh sĩ Mỹ ở nước ngoài trong 60 ngày, ảnh hưởng tới 90.000 lịch trình.
Ông Esper bày tỏ lo ngại về tình hình sức khỏe của các binh sĩ Mỹ tại căn cứ rải rác trên khắp thế giới, yêu cầu hạn chế ra vào căn cứ, khuyến khích liên lạc từ xa.
Mặc dù Mỹ đã áp đặt biện pháp cách ly xã hội tại hầu hết các bang lây nhiễm Covid-19, tướng Paul Friedrichs thuộc lực lượng quân y của không quân Mỹ nói: “Không ngạc nhiên khi các ca nhiễm tăng nhanh và sẽ còn tiếp tục tăng trong 3 tuần tới”.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn khởi động lại nền kinh tế Mỹ ngay trong Lễ Phục sinh vào tháng tới, nhưng ông Trump cũng khẳng định sẽ đánh giá tình hình dịch bệnh Covid-19.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Nguồn: [Link nguồn]
Chỉ mới tháng trước, Indonesia còn chưa ghi nhận bất cứ ca nhiễm Covid-19 nào, khi đó giới chức nước này luôn bác bỏ khả...