Covid-19 lây lan chóng mặt, hơn 20 triệu người nhiễm trên thế giới

Chỉ mất 6 tuần để số ca nhiễm Covid-19 tăng từ 10 triệu lên 20 triệu người, và đến nay đã có gần 750.000 ca tử vong, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins ở Mỹ.

Dòng người xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 ở Los Angeles, Mỹ.

Dòng người xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 ở Los Angeles, Mỹ.

Theo CNN, số ca nhiễm Covid-19 đã tăng với tốc độ chóng mặt kể từ lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào tháng 12.2019.

Thế giới ghi nhận 1 triệu ca nhiễm sau đó khoảng 3 tháng, vào ngày 2.4. Chưa đầy 3 tháng sau, số ca nhiễm đã tăng lên mức 10 triệu người, vào ngày 28.6.

Chỉ sau 6 tuần, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã tăng gấp đôi, lên tới hơn 20 triệu người.

Số ca nhiễm trên toàn cầu tăng cao chủ yếu tập trung ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và vùng Caribe, cũng như châu Á.

Mỹ hiện vẫn là vùng dịch hàng đầu thế giới với hơn 5 triệu ca nhiễm và hơn 160.000 ca tử vong. Brazil xếp sau với hơn 3 triệu ca nhiễm và 100.000 ca tử vong.

Ấn Độ là quốc gia có số ca nhiễm lớn thứ ba với hơn 2 triệu người. Kể từ khi vượt mốc 1 triệu ca nhiễm, Ấn Độ chỉ mất 3 tuần để ghi nhận thêm 1 triệu ca nhiễm mới. Tuy nhiên, số ca tử vong ở Ấn Độ tương đối thấp, chỉ vào khoảng 45.000.

Anh là một trong số nhiều quốc gia châu Âu ghi nhận các ổ dịch mới, dấy lên mối lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai. Chính phủ Anh đã ra lệnh buộc người dân ở phía bắc phải ở nhà vì những ổ dịch mới.

Tây Ban Nha cũng ghi nhận số ca nhiễm tăng mạnh trong tuần qua, với 4.507 ca nhiễm ghi nhận trong ngày 7.8.

Mỹ Latin và vùng Caribe, Bắc Mỹ là các khu vực chiếm số ca nhiễm lớn nhất cho đến nay. Ảnh: CNN.

Mỹ Latin và vùng Caribe, Bắc Mỹ là các khu vực chiếm số ca nhiễm lớn nhất cho đến nay. Ảnh: CNN.

Các nhà khoa học Pháp cảnh báo tình hình vẫn “hết sức nghiêm trọng” và hoàn toàn có thể đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới.

Paris đã yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài. Số ca nhiễm ghi nhận tại Pháp lên tới 3.879 trong ngày 7.8, mức cao nhất kể từ tháng 5.

Bỉ cũng đang đối mặt với nguy cơ lây nhiễm lan rộng trở lại. Số ca nhiễm trung bình cuối tháng 7 ở Bỉ tăng 62% so với giai đoạn đầu tháng.

Châu Phi ghi nhận số ca nhiễm hơn 1 triệu vào ngày 7.8, theo CNN. Nam Phi là vùng dịch lớn nhất ở châu Phi với 550.000 ca nhiễm, mức cao thứ 5 trên thế giới.

Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở châu Phi, tiến sĩ Matshidiso Moeti cảnh báo năng lực xét nghiệm ở khu vực vẫn còn hạn chế, đặt ra “thách thức lớn”.

Theo WHO, dịch Covid-19 đang lan rộng đối với nhóm người trẻ, bao gồm cả thanh thiếu niên và trẻ nhỏ. Điều đáng lo ngại là nhóm người trẻ thường không bộc lộ triệu chứng, dẫn đến việc khó kiểm soát và ngăn chặn lây nhiễm.

New Zealand đang chống dịch Covid-19 khá tốt với 100 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng, theo WHO. Rwanda cũng đang là điểm sáng ở châu Phi.

“Tôi biết đây là giai đoạn khó khăn đối với thế giới”, Tổng giám đốc WHO, Tedros Ghebreyesus nói. “Nhưng tôi muốn nói rõ là dù là ở cấp độ quốc gia, khu vực, thành phố hay nông thôn, chưa bao giờ là quá muộn để chặn đứng dịch bệnh”.

Covid-19: Virus SARS-Cov-2 đột biến khác thường ở Nhật và mối lo vaccine vô hiệu

Một nhà virus học Trung Quốc cảnh báo virus SARS-CoV-2 đột biến đến một mức độ nhất định sẽ khiến vaccine ngừa Covid-19...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN