Covid-19 gây viêm phổi, vì sao người ta tranh nhau đi mua... giấy vệ sinh?
“Ngày hôm qua khi tôi tới siêu thị, không có một cuộn giấy vệ sinh nào được tìm thấy”, Patrick Wright, một phóng viên của tờ ABC Life chia sẻ.
“Đó là điều tôi chưa bao giờ thấy trước đây, điều đó khiến tôi phát hoảng. Tôi đến một siêu thị khác, may mắn, người nhân viên vẫn còn 3 gói giấy vệ sinh lớn cất phía sau quầy.
Những lo sợ liên quan đến dịch Covid-19, gây bệnh viêm phổi cấp ở các bệnh nhân bị nặng, đã khiến cả nước Úc rơi vào tình trạng... “cuồng” giấy vệ sinh. Khi ra khỏi siêu thị với 36 cuộn giấy vệ sinh nhỏ, tôi tự hỏi: Tại sao người Úc lại tập trung mua giấy vệ sinh hơn là những nhu yếu phẩm khác?”, ông Patrick Wright chia sẻ.
Giải thích về hiện tượng này, tiến sĩ Gary Mortimer, chuyên gia bán lẻ và giáo sư tại Đại học QUT cho rằng:
“Các siêu thị thường có xu hướng hoạt động với rất ít hàng tồn kho, nói cách khác, họ không muốn những kho dự trữ hàng hóa lớn đầy rẫy giấy vệ sinh. Họ thường nhận giao hàng giấy vệ sinh mỗi ngày với số lượng chỉ đủ bán trong thời gian ngắn”.
Giấy vệ sinh đang “cháy hàng” tại Úc (ảnh: ABC Life)
“Chúng ta có thể hình dung về giấy vệ sinh, chúng nhẹ và rất cồng kềnh. Mỗi siêu thị chỉ có thể chứa khoảng 100 – 250 gói giấy vệ sinh trên kệ hàng. Nếu giấy vệ sinh được trữ ít mà nhu cầu mua lại đột nhiên tăng mạnh thì kết quả là bạn sẽ nhanh chóng có một cái kệ trống trơn”, tiến sĩ Gary Mortimer cho biết.
Bà Ana Bowden, phó giáo sư tiếp thị tại Đại học Macquarie chia sẻ:
“Tôi nghĩ rằng giấy vệ sinh là rất cần thiết và thật khó có thể tưởng tượng một cuộc sống mà không có chúng. Nhiều câu chuyện phóng đại về mức độ sợ hãi virus đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và gây ra tình trạng này (cháy hàng giấy vệ sinh). Điều này giống như một hiệu ứng tâm lý lan truyền
Các kệ hàng rỗng không vì thiếu giấy vệ sinh (ảnh: ABC Life)
Ở Singapore, Hồng Kông và Nhật Bản cũng có nhiều thông tin về tình trạng khan hiếm giấy vệ sinh. Nhiều người đang theo dõi tin tức về dịch Covid-19 trên khắp thế giới. Chúng tôi cũng đang thu thập thông tin từ những thị trường quốc tế”.
“Không có chuyện chúng ta sắp hết giấy vệ sinh. Hầu hết giấy vệ sinh tại Úc được sản xuất tại khu vực phía Nam. Nếu không có chuyện đầu cơ tích trữ, chúng ta sẽ không gặp vấn đề. Chúng ta có nguồn cung rất tốt và các nhà sản xuất lớn. Từ góc độ nhà cung cấp, chuyện khan hiếm giấy vệ sinh thật là phi lý”, bà Ana Bowden nhấn mạnh.
Một chút giấy vệ sinh may mắn còn sót lại trong siêu thị (ảnh: ABC Life)
Theo bà Ana Bowden, chuyện “cháy hàng” giấy vệ sinh chủ yếu đến từ tâm lý đám đông.
“Khi chúng ta thấy người khác làm điều gì đó, chúng ta cảm thấy mình cũng nên làm như vậy. Các nhà khoa học gọi hành vi như vậy là “tâm lý bầy đàn. Nếu bạn thấy ai đó mua thứ gì đó mà bạn không mua theo, đặc biệt là khi nó đang không có sẵn, bạn sẽ cảm thấy hối tiếc. Chúng tôi đã thấy rất nhiều trường hợp như vậy từ khi khẩu trang bắt đầu hết hàng và giờ điều tương tự xảy ra với giấy vệ sinh”, tiến sĩ Bowden nói
“Mặc dù rất khó thực hiện, nhưng bạn cần có suy nghĩ hợp lý về việc mua hàng của mình. Nói thì dễ, nhưng cố gắng để không bị rơi vào ‘cạm bẫy của sự bỏ lỡ’ thì thật khó. Chúng ta có thể yên tâm rằng nguồn cung giấy vệ sinh là ổn định”, tiến sĩ Mortimer kết luận.
Nguồn: [Link nguồn]
Một video ca nhạc phát hành bởi Bộ Y tế Việt Nam với nội dung đẩy lùi virus Corona (Covid-19) thông qua việc vệ sinh tốt đã...