COVID-19 Đông Nam Á: Nước nào mạnh tay nhất?
Philippines được xem là nước mạnh tay nhất trong khống chế COVID-19, trong khi đó Indonesia vẫn kiềm chế áp dụng biện pháp mạnh dù là nước nhiều người tử vong nhất Đông Nam Á.
Dùng máy bay không người lái khử khuẩn đường phố ở Philippines. Ảnh: INQUIRER
Dịch COVID-19 ở điểm nóng Đông Nam Á vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên phản ứng các nước chưa đồng bộ, có nước mạnh tay, có nước còn kiềm chế áp dụng các biện pháp mạnh.
Indonesia vẫn là nước đứng đầu về số người chết: 32 người tính đến tối 20-3, 369 người nhiễm.
Nhân viên y tế kiểm tra huyết áp người nghi nhiễm COVID-19 ở Indonesia. Ảnh: JAKARTA POST
Theo báo Jakarta Post, chính phủ Indonesia đã chuẩn bị nhiều kịch bản cho trường hợp kinh tế xuống dốc mạnh vì COVID-19. Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết đã tính tới viễn cảnh chính phủ áp dụng lệnh phong tỏa và kiểm soát đi lại, dù đến lúc này Tổng thống Joko Widodo vẫn kiềm chế sử dụng biện pháp này.
Philippines ngày 20-3 ghi nhận thêm 1 người chết và 13 ca nhiễm mới. Như vậy thời điểm này Indonesia đã có 18 người chết, 230 người nhiễm.
Philippines hiện vẫn duy trì phong tỏa Manila, áp lệnh “tăng cường cách ly cộng đồng” đảo Luzon. Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 20-3 nói người dân ở đảo Luzon có thể đến các trại quân đội để nhận thực phẩm và nhu yếu phẩm nếu cần thiết.
Malaysia vẫn đứng đầu Đông Nam Á về số ca nhiễm: 1.030 tính đến tối 20-3, 2 người chết. Cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad đang phải tự cách ly trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc gần với một nghị sĩ nhiễm COVID-19.
Cảnh sát kiểm soát đi lại người dân trên đường phố thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia). Ảnh: AP
Tại Malaysia, từ ngày mai (21-3) quân đội sẽ được triển khai hỗ trợ cảnh sát kiểm soát đi lại, bảo đảm người dân ở trong nhà, ngăn lây nhiễm. Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Ismail Sabri Yaakob, có khoảng 60% người dân Malaysia ở trong nhà khi nước này đóng cửa và hạn chế đi lại từ ngày 17-3 đến cuối tháng 3.
Trong ngày 20-3 Thái Lan thông báo có thêm tới 50 ca nhiễm mới, tất cả đều là nhiễm nội địa. Thái Lan hiện có 1 người chết, 322 người nhiễm.
Tịch thu khẩu trang vận chuyển buôn bán trái phép ở tỉnh Sa Keo (Thái Lan) ngày 20-3. Ảnh: BANGKOK POST
Dịch đã lan ra 24 tỉnh khắp nước, nhưng nặng nhất vẫn ở thủ đô Bangkok. Nhà chức trách y tế đề nghị dân ở các khu vực có dịch nghiêm trọng không di chuyển đến các địa phương ít nghiêm trọng hoặc chưa có dịch.
Số ca nhiễm mới tại Singapore trong ngày 19-3 là 32 ca (có giảm so với 47 ca ngày trước đó), trong đó hết 24 ca là nhiễm nhập cảnh từ Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Philippines. Singapore hiện có 345 người nhiễm, chưa có người tử vong.
Khách từ New York (Mỹ) về tới sân bay Changi (Singapore) ngày 19-3. Ảnh: ST
Campuchia ghi nhận 10 ca nhiễm mới trong ngày 19-3, đưa tổng số ca nhiễm nước này lên 47.
Theo Phnompenh Post, từ 12 giờ trưa 20-2 Campuchia tạm thời đóng cửa biên giới với Việt Nam để ngăn lây lan COVID-19. Việc đóng cửa chỉ áp dụng cho người, không ảnh hưởng đến việc trao đổi hàng hóa, theo Thủ tướng Hun Sen.
Campuchia tuyên chiến với việc mua bán nước rửa tay khô giả. Ảnh: PHNOMPENH POST
Brunei hiện có 73 ca nhiễm, chưa có người tử vong. Việt Nam có 87 người nhiễm.
Hai nước Lào, Myanmar chưa thông báo có người nhiễm hay tử vong vì COVID-19.
Theo truyền thông Hàn Quốc, giới chức y tế đã làm tổng cộng 13 lần xét nghiệm cho thanh niên 17 tuổi (trước và sau khi tử...
Nguồn: [Link nguồn]