Covid-19: Đến lượt Thụy Điển “chọc giận” Trung Quốc

Thụy Điển sẽ đề nghị Liên minh châu Âu (EU) điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19, động thái có thể làm tổn hại quan hệ của quốc gia vùng Bắc Âu này với Trung Quốc.

Theo SCMP, Thụy Điển là quốc gia mới nhất sau Mỹ, Úc, Đức, muốn điều tra thêm về nguồn gốc dịch Covid-19 và trách nhiệm của Trung Quốc khi dịch bệnh lây lan toàn cầu.

“Khi tình hình dịch bệnh toàn cầu được kiểm soát, cần phải có một cuộc điều tra độc lập, quy mô quốc tế về nguồn gốc và sự lây lan của Covid-19”, Bộ trưởng Y tế Thụy Điển Lena Hallengren trả lời Quốc hội hôm 29.4

“Điều quan trọng là cách cộng đồng quốc tế, bao gồm WHO đối phó với đại dịch, cũng cần phải được điều tra”, bà Hallengren nói. Thụy Điển sẽ nêu vấn đề này trong khuôn khổ hợp tác EU”.

Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde cũng cho rằng cần điều tra về hoạt động của WHO khi dịch bệnh kết thúc.

Bộ trưởng Y tế Thụy Điển Lena Hallengren.

Bộ trưởng Y tế Thụy Điển Lena Hallengren.

“Hiện giờ WHO đang có nhiệm vụ quan trọng nên chưa phải lúc quy trách nhiệm, hãy để họ đối phó xong đại dịch”, bà Linde nói, nhấn mạnh Thụy Điển “không hề vui” với những gì WHO làm được.

Thụy Điển trước đây từng phản ứng với việc truyền thông Trung Quốc bình luận về cách quốc gia này chống dịch. Không trực tiếp nhắc đến Trung Quốc, bà Linde đề cập đến việc một số chính phủ các quốc gia không nhận trách nhiệm về đại dịch, hay cho rằng các quốc gia này chống dịch tốt hơn các nước châu Âu.

Quan hệ Thụy Điển – Trung Quốc đã trở nên căng thẳng trước khi dịch bệnh bùng phát. Stockholm từng nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh trả tự do cho Gui Minhai, một công dân Thụy Điển hoạt động kinh doanh ở Hong Kong. Hồi tháng 2, Gui bị tòa án Trung Quốc tuyên phạt 10 năm tù giam.

“Thụy Điển có lẽ là quốc gia châu Âu có quan hệ tồi tệ nhất với Trung Quốc. Dịch bệnh bùng phát càng khiến hai nước chưa thể hàn gắn mối quan hệ”, Björn Jerdén, chuyên gia về châu Á tại Viện Quan hệ Quốc tế Thụy Điển, nói.

Hiện chưa rõ các quốc gia châu Âu khác có tiếp bước Thụy Điển yêu cầu điều tra về đại dịch hay không. Việc Mỹ và Úc công khai yêu cầu điều tra độc lập đã khiến Trung Quốc tức giận.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Kiên quyết điều tra nguồn gốc Covid-19, Úc leo thang căng thẳng với Trung Quốc

Ngoại trưởng Úc Marise Payne mới đây đã phản ứng với những cảnh báo người Trung Quốc có thể tẩy chay hàng hóa Úc, ngừng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN