Covid-19: Chuyên gia WHO chỉ trích tiêm nhắc lại mũi vaccine tăng cường

Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây cảnh báo việc sử dụng các vaccine Covid-19 sẵn có làm mũi tiêm nhắc lại mũi tăng cường (tức tiêm mũi thứ 4) không phải là chiến lược khả thi trong việc đối phó với các biến thể mới như Omicron.

Các chuyên gia của WHO cho rằng, cần phát triển các loại vaccine Covid-19 mới, thay vì tiêm nhắc lại nhiều lần.

Các chuyên gia của WHO cho rằng, cần phát triển các loại vaccine Covid-19 mới, thay vì tiêm nhắc lại nhiều lần.

“Chiến lược tiêm chủng dựa trên các liều tăng cường của các vaccine Covid-19 cơ bản, khó có thể phù hợp hoặc bền vững”, nhóm Cố vấn Kỹ thuật của WHO về vaccine Covid-19, nói.

Các chuyên gia của WHO cho rằng, cần có các phiên bản vaccine Covid-19 nâng cấp để chuyên trị các biến thể Covid-19 mới, bao gồm biến thể Omicron. Omicron là biến thể lây lan nhanh nhất hiện nay, xuất hiện ở 149 quốc gia trên thế giới.

Các chuyên gia của WHO cũng kêu gọi phát triển các vaccine Covid-19 mới có khả năng ngăn chặn virus ngay từ đầu, không chỉ bảo vệ những người nhiễm khỏi bị ốm nặng.

“Cần phát triển các vaccine Covid-19 mới có hiệu quả cao trong ngăn ngừa lây nhiễm, không chỉ hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca bệnh nặng”, nhóm chuyên gia cho biết.

Các chuyên gia cũng kêu gọi các nhà phát triển tạo ra loại vaccine mới “có hiệu quả mạnh và lâu dài, giảm nhu cầu về các liều tăng cường trong tương lai”.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng kêu gọi “thúc đẩy việc đưa vaccine Covid-19 cơ bản đến khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi”.

Hôm 10.1, hãng được Pfizer của Mỹ thông báo đã bắt đầu sản xuất vaccine Covid-19 mới chuyên trị biến thể Omicron và các biến thể khác. Loại vaccine sẽ sẵn sàng được phân phối kể từ tháng 3.2022.

Trong khi đó, Modern đang tập trung phát triển vaccine mới để đối phó với nguy cơ lây nhiễm vào mùa thu năm 2022.

WHO cảnh báo chưa nên coi COVID-19 là bệnh đặc hữu như cúm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hiện còn quá sớm để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu như cúm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN