Covid-19 bám trên thực phẩm và bao bì liệu có lây được sang người?

Việc 9 tỉnh Trung Quốc phát hiện virus Covid-19 bám trên thực phẩm, bao bì thực phẩm đông lạnh đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nhiễm virus khi người tiêu dùng tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm khuẩn.

Hôm 13.8, Trung Quốc thông báo một mẫu cánh gà đông lạnh nhập khẩu vào Thâm Quyến từ Brazil đã cho kết quả có virus. Đây là kết quả của việc kiểm tra ngẫu nhiên thịt và hải sản đông lạnh nhập khẩu được thực hiện từ tháng 6, theo chính quyền địa phương.

Đầu tuần này, Covid-19 cũng được phát hiện trên bao bì tôm đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc từ Ecuador.

Hải quan Trung Quốc cho biết, lần đầu tiên họ phát hiện Covid-19 bám trên bao bì thực phẩm là vào ngày 10.7.

Theo Thời báo Hoàn cầu, 9 tỉnh Trung Quốc đã thông báo về việc phát hiện virus trên bao bì và thực phẩm đông lạnh.

Trung Quốc phát hiện nhiều trường hợp bao bì, thực phẩm nhập khẩu bị nhiễm Covid-19 (ảnh: SCMP)

Trung Quốc phát hiện nhiều trường hợp bao bì, thực phẩm nhập khẩu bị nhiễm Covid-19 (ảnh: SCMP)

Tất cả những nhân viên bán hàng, người từng tiếp xúc với các bao bì, thực phẩm này đều được làm xét nghiệm Covid-19. Kết quả trả về là âm tính.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, dịch Covid-19 vẫn đang ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Trong quá trình đóng gói, thực phẩm và bao bì có thể bị nhiễm virus.

Thực phẩm nhập khẩu thường được bảo quản ở môi trường nhiệt độ thấp, thuận lợi cho virus tồn tại trong thời gian dài.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Covid-19 có thể tồn tại trên bao bì đóng gói thực phẩm trong vài giờ, thậm chí đến vài ngày. Tùy thuộc vào chất liệu bao bì, nhiệt độ và độ ẩm. Virus cũng có thể tồn tại từ 4 – 5 ngày trên bề mặt nhựa hoặc giấy gói.

Tuy nhiên, WHO nhấn mạnh rằng, hiện chứa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy con người có thể bị nhiễm Covid-19 từ thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm.

Đồng quan điểm này, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết, Covid-19 không thể sinh sôi trong thực phẩm hoặc bao bì, chúng cần vật chủ là đông vật sống để tồn tại và lây lan.

“Coivd-19 không thể sinh sôi hay tồn tại lâu trên thực phẩm hoặc bao bì. Nó sẽ yếu dần khi ở bên ngoài vật chủ sống”, Jin Dong Yan – chuyên gia virus học tại Đại học Hong Kong – nhận xét.

Chưa có bằng chứng nào về việc con người có thể nhiễm virus khi tiếp xúc bao bì, thực phẩm nhiễm khuẩn (ảnh: Reuters)

Chưa có bằng chứng nào về việc con người có thể nhiễm virus khi tiếp xúc bao bì, thực phẩm nhiễm khuẩn (ảnh: Reuters)

Ông Jin Dong Yan cũng không loại trừ nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi người dùng chạm tay vào các giọt chứa virus trên bao bì thực phẩm rồi đưa lên mũi hoặc miệng. Tuy nhiên, trường hợp như vậy xảy ra là cực kỳ hiếm.

“Trong số tất cả các rủi ro nhiễm virus, tôi nghĩ bị lây Covid-19 khi tiếp xúc với bao bì hoặc thực phẩm là khả năng thấp nhất”, ông Jin nói thêm.

Theo các chuyên gia, Covid-19 bám trên bao bì, thực phẩm không được coi là con đường lây nhiễm virus cho người. Lượng virus bắn ra từ miệng hoặc mũi của bệnh nhân Covid-19 lớn hơn rất nhiều so với virus còn sót lại trên bao bì và thực phẩm đông lạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

13 ca nhiễm Covid-19 mới, ổ dịch ở New Zealand càng lúc càng bí ẩn

Đến ngày 13.8, New Zealand đã ghi nhận tổng cộng 17 ca nhiễm Covid-19 sau 102 ngày “sạch bóng” virus. Những trường hợp dương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Straits Times ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN