Công ty dầu mỏ lớn nhất Ba Lan: Nga cắt nguồn cung dầu

Giám đốc điều hành của công ty dầu mỏ lớn nhất Ba Lan thông báo không còn nhận được dầu Nga qua đường ống Druzhba nhưng cho biết đã có chuẩn bị trước cho tình huống này.

Nhà máy lọc dầu của công ty PKN Orlen ở Ba Lan. Ảnh: Bloomberg

Nhà máy lọc dầu của công ty PKN Orlen ở Ba Lan. Ảnh: Bloomberg

Tờ Guardian ngày 25/2 đưa tin, PKN Orlen - công ty dầu mỏ lớn nhất Ba Lan - đã ngừng nhận dầu thông qua đường ống Druzhba chạy từ Nga.

"Chúng tôi vẫn đảm bảo hiệu quả nguồn cung dầu mỏ. Nga đã ngừng cấp dầu cho Ba Lan. Chúng tôi đã chuẩn bị trước cho điều này", ông Daniel Obajtek, giám đốc điều hành của công ty PKN Orlen, viết trên Twitter ngày 25/2. PKN Orlen không đưa ra lý do phía Nga ngừng cung cấp dầu.

Công ty PKN Orlen cho biết có thể cung cấp đầy đủ dầu cho các nhà máy lọc dầu của công ty này thông qua đường biển và người tiêu dùng sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc Nga ngừng cung cấp. 

PKN Orlen đã ngừng mua dầu qua đường biển từ Nga. Hiện tại, công ty Ba Lan này đang mua dầu từ Tây Phi, Địa Trung Hải và Vịnh Mexico qua đường biển. 

Theo Bloomberg, khoảng 10% nguồn cung dầu của Ba Lan là tới từ Nga sau khi nước này cắt giảm nhập khẩu dầu Nga liên quan đến việc Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine vào năm ngoái. 

Ba Lan nhiều lần nói rằng có kế hoạch dừng nhập khẩu hoàn toàn dầu Nga nhưng cần các biện pháp trừng phạt của châu Âu mới có thể hủy hợp đồng duy nhất còn sót lại với một nhà cung cấp Nga. 

Đường ống Druzhba - chạy từ Nga dẫn dầu tới Ba Lan, Đức, Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia - được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt của EU để giúp các nước thành viên có ít lựa chọn về nguồn cung thay thế. 

Ngày 24/2, EU đã thông qua vòng trừng phạt thứ 10 nhằm vào Nga. Các biện pháp trừng phạt trong vòng trừng phạt thứ 10 bao gồm hạn chế xuất khẩu chặt chẽ hơn với các mặt hàng và công nghệ sử dụng cho mục đích quân-dân sự, cũng như áp đặt các biện pháp hạn chế mới với các cá nhân và tổ chức được cho là đang hỗ trợ hoạt động quân sự của Nga, "truyền bá thông tin có lợi cho Nga hoặc vận chuyển máy bay không người lái của Nga ở Ukraine".

Trước đó không lâu, Mỹ, Anh, Úc và New Zealand đã công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Moscow. 

Ngày 21/2, trong bài phát biểu thông điệp liên bang, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã phản tác dụng. 

Chuyên gia: Các lệnh trừng phạt lên dầu Nga không phải 'đòn chết người' như phương Tây kỳ vọng

Mặc dù được kỳ vọng là "đòn chết người” nhắm vào ngành kinh tế chủ chốt của Nga, song các biện pháp trừng phạt lên mặt hàng dầu của nước này còn bộc lộ nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lâm Nhã Du - RT ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN