Công nhân TQ biểu tình hàng loạt

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Số vụ biểu tình ở TQ đã tăng lên mức kỉ lục khi công nhân bị sa thải hàng loạt hoặc quyền lợi không được đáp ứng.

Công nhân TQ biểu tình hàng loạt - 1

Năm 2015, số vụ biểu tình, đình công của công nhân Trung Quốc đã tăng kỉ lục

Lực lượng lao động Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng của kinh tế trong những thập kỉ gần đây. Hiện nay, với số lượng các cuộc đình công trên toàn quốc đang tăng kỉ lục, chính phủ coi những người lao động này như một mối đe dọa hiện hữu.

Số vụ biểu tình tăng kỉ lục

Từ năm 2011 đến 2013, Báo cáo Lao động Trung Quốc (CLB), một nhóm dựa trên quyền lợi của người lao động ở Hồng Kông đã ghi nhận khoảng 1.200 cuộc đình công và biểu tình trên khắp đất nước. Chỉ tính riêng trong năm 2014, đã có hơn 1.300 vụ.

Công nhân TQ biểu tình hàng loạt - 2

Số vụ biểu tình, đình công của công nhân tại Trung Quốc (Nguồn: CLB)

Năm 2015, con số này đã tăng lên mức kỉ lục, hơn 2.700, nghĩa là trung bình mỗi ngày nhiều hơn 1 vụ ở tỉnh Quảng Đông, một xu hướng tiếp tục tăng lên vào năm 2016.

Công nhân TQ biểu tình hàng loạt - 3

Không một tỉnh nào ở Trung Quốc chưa bị ảnh hưởng bởi những cuộc đình công hoặc biểu tình của công nhân

"Nguyên nhân cơ bản là sự thất bại hệ thống của nhà tuyển dụng, không tôn trọng quyền cơ bản của người lao động, ví dụ như trả lương đúng hạn và được nhận những lợi ích hợp pháp, và sự thất bại của quan chức chính quyền địa phương thực thi pháp luật lao động", theo CLB.

Với số cuộc biểu tình tăng lên kỷ lục, Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một cuộc thu nhỏ các ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước trên diện rộng, bắt đầu với việc sa thải hơn 1,8 triệu công nhân mỏ than và thép.

Chính phủ đã hứa sẽ chi 100 tỉ nhân dân tệ (15,4 tỉ USD) trong 2 năm để giúp những người lao động bị sa thải tìm việc làm mới, theo truyền thông Trung Quốc đưa tin.

Trong khi một số cuộc đình công được đưa tin rộng rãi, thì hầu hết các cuộc đình công còn lại đều được giấu kín, thông tin chỉ lọt ra ngoài thông qua các nhà hoạt động về quyền con người.

Sự tức giận về tiền lương và các vấn đề khác về lao động đã dẫn tới bạo lực.

Trong tháng 1, một công nhân nhập cư ở tỉnh Ninh Hạ đã đốt cháy xe buýt sau một vụ tranh chấp tài chính với nhà thầu xây dựng, làm chết 17 người, theo các quan chức địa phương.

Điều tồi tệ nhất sắp xảy ra?

Công nhân TQ biểu tình hàng loạt - 4

Một vụ biểu tình của công nhân tại Thượng Hải năm 2011

Trong khi suy thoái kinh tế năm 2015 đã khiến 2015 trở thành năm tiêu biểu của các cuộc biểu tình, có vẻ như nó chỉ là một đốm sáng so với những gì sắp xảy ra, khi Bắc Kinh đang chuẩn bị cắt giảm hàng triệu công ăn việc làm trong nhiều ngành công nghiệp nhà nước.

Theo Reuters, do đó, việc tái cơ cấu này sẽ là cải cách quan trọng nhất của các lĩnh vực nhà nước kể từ cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, lúc đó 28 triệu lao động đã bị sa thải. Chính phủ đã chi ra hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,2 tỉ USD) để giải quyết.

Các chi phí của việc sa thải hàng loạt có thể là nguyên nhân khiến một số quan chức chính phủ lên tiếng chỉ trích pháp luật lao động hiện hành.

Công nhân TQ biểu tình hàng loạt - 5

Các cuộc biểu tình có thể dẫn đến một "phong trào rộng lớn"

Trong Đại hội Nhân dân toàn quốc hàng năm vừa được tổ chức vào tháng 3, Bộ trưởng Tài chính Lou Jiwei, một nhà phê bình Luật Hợp đồng Lao động, nói rằng chính sách hiện nay "không cân bằng" và bảo vệ quá mức người lao động, nghĩa là các nhà tuyển dụng không sẵn sàng để tạo ra việc làm mới và đầu tư vào đào tạo.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang trở nên “dị ứng” với việc tuyển dụng lao động mới.

Lo ngại một "phong trào rộng lớn"

Các nhà chức trách lo ngại các cuộc biểu tình có thể gắn kết các công nhân với nhau, tạo thành một lực lượng chính trị. Các vụ biểu tình lan rộng có thể dẫn đến “một phong trào rộng lớn". Trong thời gian này, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều bất ổn và nhiều sự kháng cự hơn nữa khi người lao động hiện này đã ý thức được hơn về quyền lợi của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN