Công nghệ quân sự Trung Quốc thực sự có gì?
Đa số công nghệ hiện đại đang được quân đội Trung Quốc sử dụng có nguồn gốc từ các hệ thống sản xuất ở nước ngoài.
Hệ thống tên lửa HQ-9 của Trung Quốc
Đa số các công nghệ hiện đại đang được quân đội Trung Quốc sử dụng hầu hết là các hệ thống sản xuất từ nước ngoài.
Trung Quốc phụ thuộc bao nhiêu vào công nghệ nước ngoài? Bất chấp tiến độ cải cách suốt 2 thập kỷ qua, câu trả lời vẫn là "rất nhiều". Nhưng lý do cho khả năng "tự thân vận động" lại khá phức tạp, và tình thế có thể xoay chuyển rất nhanh chóng.
Đa số các bài so sánh giữa Mỹ và Trung Quốc đều tập trung vào điểm yếu của Mỹ. Các nhà phân tích thường sa đà vào chứng minh Trung Quốc nếu không vô hiệu hóa, thì ít nhất có khả năng bẻ gãy hệ thống của Mỹ.
Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc bị cho là "hao hao" F-16 của Mỹ
Trong khi đó, đa số công nghệ của Trung Quốc đều phụ thuộc vào nhà sản xuất nước ngoài. Ví dụ tàu sân bay Liêu Ninh là sản phẩm cũ của Liên Xô, mà hiện Trung Quốc đang dùng làm mẫu để tự sản xuất riêng. Hệ thống tên lửa HQ-9 được phát triển trên hệ thống Patriot của Mỹ. Ngay cả tàu ngầm cũng là "xào" lại của Liên Xô và một số công nghệ bí mật của Mỹ. Tương tự, các tàu biển đều là "copy" từ các mẫu của Nga hay Tây Âu.
Về hàng không, chiến đấu cơ J-10 có dáng dấp như mẫu Javi của Israel (và cả F-16), còn J-11, J-15, J-16, JF-17 rõ ràng đều sao chép các mẫu máy bay chiến đấu Liên Xô cũ. Máy bay ném bom chủ lực H-6 có nguồn gốc từ sản phẩm tương tự của Liên Xô lần đầu ra mắt vào 1954. Trước đó cũng có nhiều bằng chứng cho rằng Trung Quốc bắt chước các công nghệ máy bay không người lái của Mỹ cũng như nhiều nhà sản xuất khác.
Tóm lại, cả quân đội Trung Quốc và công nghiệp quốc phòng nước này đều phụ thuộc vào công nghệ của phương Tây và Nga đã lạc hậu tới cả nửa thế kỷ.
Tuy nhiên, phương pháp tổng hợp của Trung Quốc có nhiều thành tựu về thiết kế, cấu hình và sản xuất được nhiều vũ khí hạng nặng, với các sản phẩm là tàu thủy và tên lửa đạn đạo khá đáng lưu ý.
Chiến đấu cơ J-20 và J-31 của Trung Quốc
Việc cải tiến các chiến đấu cơ J-20 và J-31 có thể đem lại bước tiến lớn. Dù có bằng chứng cho thấy cả hai máy bay này đều phụ thuộc vào nguyên mẫu từ Mỹ, thì đây vẫn là sản phẩm cho thấy bước đột phá kỹ thuật đáng kể của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc. Quốc gia này hoàn toàn có khả năng vượt qua Nga và thậm chí cả châu Âu trong tương lai, dù hiện tại vẫn chưa thể đạt tới trình độ sản phẩm như máy bay chiến đấu Rafale của Pháp và Typhoon của Anh.
Tuy nhiên hiện tại ngay cả Nhật và Hàn vẫn chuyển giao công nghệ hợp pháp từ Mỹ, điều đó có nghĩa là Trung Quốc vẫn phải tìm sự trợ giúp từ nước ngoài. Đây là điều khó khăn nhất với nước này, trong khi Mỹ và các đồng minh vẫn áp đặt kiểm soát việc xuất nhập khẩu vũ khí tại Trung Quốc, còn công nghệ lại cần phải cải tiến kịp thời và liên tục. Vì vậy việc dùng gián điệp công nghệ là điều dĩ nhiên phải xảy ra và đó là cách mà Trung Quốc sản xuất vũ khí dưới những hạn chế mà phương Tây đã áp đặt.