Công dân Canada đối mặt điều gì sau khi bị Trung Quốc tuyên án tử?
Trung Quốc được cho là tử hình hàng ngàn người mỗi năm, và các công dân nước ngoài phạm tội ở Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ.
Robert Lloyd Schellenberg bị tòa án Trung Quốc tuyên tử hình.
Tòa thượng thẩm ở Đại Liên, Trung Quốc, hôm 14.1 đã tuyên án tử hình công dân Canada tên Robert Lloyd Schellenberg với tội danh buôn ma túy.
Schellenberg được cho là dính líu đến vụ vận chuyển 200kg methamphetamine vào Trung Quốc. Các công tố viên Trung Quốc cáo buộc Schellenberg nằm trong đường dây ma túy xuyên quốc gia.
Bản án tử hình gây chấn động vì trước đó tòa án Trung Quốc chỉ tuyên phạt 15 Schellenberg năm tù giam, mức nhẹ nhất trong khung hình phạt buôn ma túy.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bày tỏ quan ngại về bản án. Với việc bị tuyên án tử hình, số phận của Schellenberg chỉ còn được tính bằng ngày.
Schellenberg có 10 ngày để kháng cáo lên tòa án tối cao Trung Quốc, theo Washington Post. Nhiều khả năng tòa án tối cao ở Bắc Kinh sẽ xem xét lại vụ việc trước khi bản án chính thức được thực thi.
Theo giới quan sát, quãng thời gian 10 ngày này có thể là thời điểm Trung Quốc theo dõi động thái từ phía Canada. Quan hệ Trung Quốc-Canada trở nên căng thẳng khi Ottawa bắt giám đốc tài chính Huawei hồi tháng trước theo yêu cầu của Mỹ.
Trung Quốc hiện duy trì án tử hình với hai hình thức tiêm thuốc độc và xử bắn. Tội phạm ma túy chiếm số lượng lớn ở Trung Quốc và thường bị xử bắn ngay khi tòa tuyên án. Quá trình chuẩn bị cho việc tiêm thuốc độc diễn ra phức tạp hơn và thường chỉ áp dụng cho quan chức.
Trung Quốc thường xử bắn các tội phạm ma túy.
Trong quá khứ, nhiều người nước ngoài đã bị Trung Quốc xử tử hình vì buôn ma túy. Đó là trường hợp của công dân Anh năm 2009 và công dân Colombia năm 2017.
Một cuộc điều tra của Washington Post năm 2008 cho thấy án tử hình ở Trung Quốc hết sức “bí mật, thiếu thủ tục tố tụng và không đồng nhất”.
Zhang Dongshuo, luật sư của Schellenberg, nói: “Đây là vụ án hết sức đặc biệt. Các công tố viên không có bằng chứng rõ ràng về hành vi phạm tội của Schellenberg nhưng tòa vẫn tuyên án rất nặng”.
Luật sư Zhang bày tỏ lo ngại vì Schellenberg đã bị bắt cách đây 4 năm, nhưng quá trình xét xử đang có chiều hướng diễn ra chóng vánh. Về lý thuyết, Trung Quốc hoàn toàn có thể xử bắn công dân Canada ngay trong ngày tòa án tối cao ra phán quyết cuối cùng.
Bắc Kinh cũng có thể không tha cho Schellenberg, nhưng áp dụng hình thức tiêm thuốc độc để “thể hiện sự nhân đạo”, theo giới quan sát. Ngược lại, hình thức xử bắn sẽ đem đến sự răn đe cao nhất đối với Canada.
Đối với tội phạm ma túy, Trung Quốc cũng thường công khai xử bắn cho người dân chứng kiến. Không rõ trường hợp của Schellenberg có áp dụng tương tự hay không.
Năm 2017, Trung Quốc tuyên án tử hình 13 tội phạm ma túy ở Lufeng, phía đông tỉnh Quảng Đông. 8 trong số này bị đưa lên xe, chở đến nơi thi hành án ngay lập tức.
Các bức ảnh do người dân Trung Quốc chụp lại, cho thấy các tử tù phải quỳ xuống trong tư thế cúi mặt xuống đất. Họ bị bắn từ phía sau và quá trình thi hành án kết thúc nhanh chóng.
Trung Quốc thời gian qua tăng cường xét xử công khai tội phạm buôn bán ma túy và đem đi xử tử ngay sau đó, như một hình...