Công bố ghi âm: Nữ phi công bình tĩnh cứu máy bay Mỹ bung mảng thân
Băng ghi âm buồng lái từ chiếc máy bay bị bung mảng thân trên không của hãng Alaska Airlines cho thấy nữ phi công đã bình tĩnh đối diện với tình huống khẩn cấp như thế nào.
Trước đó, vào hôm 5-1, một máy bay của của Alaska Airlines (Mỹ) phải hạ cánh khẩn cấp xuống TP Portland, bang Oregon – Mỹ, sau khi một mảng lớn trên thân máy bay bị bung ra ngay trên không, sau khi mới bay được khoảng 4,8 km.
Theo đoạn ghi âm buồng lái, ban đầu phi hành đoàn dường như không biết việc một mảng thân đã bị bung mất mà chỉ biết có sự cố giảm áp suất mạnh bên trong máy bay.
Hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy góc nhìn từ bên trong máy bay, nơi mảng thân bị xé toạc - Ảnh: X/CNN
"Seattle Alaska 1282, chúng tôi vừa bị giảm áp suất, chúng tôi đang ban bố tình trạng khẩn cấp. Chúng tôi cần giảm độ cao xuống còn 10.000 m. Chúng tôi cần quay lại Portland" - giọng nói của nữ phi công vang lên trong đoạn ghi âm được AP đăng tải hôm 6-1. Khi đó, máy bay ở độ cao 12.000 m.
Sau đó, nữ phi công cho biết họ đang rẽ trái. Kiểm soát viên không lưu đồng ý để máy bay giảm độ cao thấp hơn mức yêu cầu, xuống 7.000 m. Nữ phi công cũng thông báo hiện máy bay có 177 hành khách.
Ở phần cuối của đoạn ghi âm dài 1 phút 35 giây, kiểm soát viên không lưu cho phép máy bay gặp sự cố quay trở lại sân bay quốc tế Portland và tiếp cận đường băng số 28, trong khi nữ phi công cho biết họ cần 10 phút để hạ cánh.
Không ai bị thương nặng sau sự cố kinh hoàng với chuyến bay mang số hiệu AS1282.
Mỹ: Máy bay chở 180 người bung một mảng lớn trên thân giữa không trung
Sau sự cố với máy bay của Alaska Airlines, Cục Quản lý hàng không liên bang (FAA - Mỹ) đã yêu cầu tạm ngừng hoạt động các máy bay Boeing 737 MAX 9 cùng loại để kiểm tra an toàn.
Ước tính có 171 chiếc loại này trên phải tạm dừng bay trên toàn thế giới. Việc kiểm tra dự kiến mất 4-8 giờ/chiếc.
Việc mảng thân bị bung từ khoang máy bay AS1282 được xác định là do sự cố nổ bảng điều khiển. Chiếc máy bay này mới hoạt động được 8 tuần.
Theo Reuters, quyết định của FAA không khác gì quyết định cấm bay toàn cầu của dòng Boeing MAX gần 5 năm trước sau hai vụ tai nạn vào năm 2018 và 2019 khiến gần 350 người thiệt mạng.
Đây là một đòn mạnh khác giáng vào hãng máy bay Boeing của Mỹ, khi họ đang cố gắng phục hồi sau các cuộc khủng hoảng liên tiếp về vấn đề an toàn và nợ nần chồng chất thời đại dịch COVID-19.
FAA không loại trừ bước hành động tiếp theo khi cuộc điều tra bắt đầu về ngày 6-1 xoáy vào lỗi cấu trúc của máy bay.
FAA cho rằng dòng máy bay này sẽ không được phép cất cánh cho đến khi tất cả cấu trúc tương tự được kiểm tra và sửa chữa nếu cần thiết.
Nguồn: [Link nguồn]
Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản đang xác định liệu phi công chiếc máy bay của Cảnh sát biển có hiểu lầm hướng dẫn từ trạm kiểm soát không lưu hay không.