Con người sau khi chết có giá thế nào ở Mỹ?

Theo tòa án Mỹ, một số người chết sẽ "có giá trị" hơn một số khác.

Con người sau khi chết có giá thế nào ở Mỹ? - 1

Ở Mỹ, có một nguyên tắc bất thành văn mà mọi người ngầm hiểu: giá trị của con người vô cùng đa dạng. Chỉ ở riêng thành phố Los Angeles, một số gia đình được bồi hoàn nhiều hơn khi mất người thân so với một số khác.

Luis Carillo, luật sư có hơn 40 năm kinh nghiệm trong các vụ nổ súng với cảnh sát cho biết: "Nếu có thể chứng minh gia đình tình cảm thế nào, cha mẹ chăm sóc và quan tâm tới con cái ra sao hay người chồng có thường xuyên nhớ những dịp kỷ niệm và sinh nhật vợ không...đều ảnh hưởng lên tiền bồi thường nhận được".

Mới đây, Carillo phụ trách vụ việc của Sergio Navas, 35 tuổi, bị cảnh sát bắn chết khi bước từ xe ra. Sĩ quan này cho biết rằng anh ta sợ bị tấn công bất ngờ. Sau khi phía cảnh sát chứng minh được rằng hành vi đó không cấu thành tội phạm, Carillo đưa vụ việc theo hướng làm trái quy định khi tiếp xúc và xử lý người tình nghi. Dựa theo đó, gia đình Navas yêu cầu bồi thường 10 triệu USD, nhưng lại chỉ nhận được 2,5 triệu khi kết thúc xét xử hồi tháng 12.2016.

Con người sau khi chết có giá thế nào ở Mỹ? - 2

Carillo từ chối giải thích rõ ràng sự chênh lệch này. Ông chỉ dẫn chứng ra rằng nếu cảnh sát bị kết án hình sự, số tiền sẽ lớn hơn, nhưng điều này vô cùng hiếm. Tiêu biểu là vụ Brandon Glenn, một người vô gia cư bị bắn chết hồi tháng 5.2015. Gia đình Glenn nhận được 4 triệu USD. Tuy nhiên, những số tiền trên vẫn được coi là cao vì trung bình một người bình thường chỉ nhận được cao nhất 1,2 triệu USD.

Năm 2011, Cơ quan Bảo vệ Môi trường ước tính con người có giá 9,1 triệu USD. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ là 7,9 triệu USD, trong khi Bộ Giao thông chỉ có 6 triệu USD. Cách tính dựa trên chi phí và giá trị mà một cá thể làm ra từ khi sinh cho tới khi chết. Vì vậy, tuổi tác và thu nhập đóng vai trò đáng kể trong việc "định giá" một người chết để bồi thường.

Con người sau khi chết có giá thế nào ở Mỹ? - 3
Các vụ chết oan thường có nạn nhân da màu, hay gốc Mỹ Latin 

Ngoài những yếu tố rõ ràng trên thì bồi thẩm đoàn thường phán xét một cách cảm tính. Trong một vụ án năm 2014, Carillo nghe họ nói khi xem các bức ảnh chụp toàn thân của nạn nhân: "Nếu biết anh ta xăm mình nhiều thế này thì tôi sẽ không ra giá cao tới thế". May mắn là thẩm phán cấm công bố các bức hình này trong quá trình xét xử.

Và như vậy, việc của những luật sư như Carillo là vẽ nên bức tranh toàn cảnh cuộc đời của nạn nhân, sự mất mát về tinh thần không thể đong đếm để thuyết phục thẩm phán. Nhưng ông lưu ý rằng, dù lớn tới đâu thì những khoản tiền đó chẳng thể vá được lỗ hổng lớn hơn, đó là hành vi của các sĩ quan trên không được coi là dấu hiệu của việc thất bại trong hệ thống.

Con người sau khi chết có giá thế nào ở Mỹ? - 4
HIện trường một vụ nổ súng 

Do đó, các vụ kiện này đang ngày càng ăn mòn vào ngân sách. Vừa rồi, Los Angeles đã phải vay 70 triệu USD để bù vào khoản bồi thường tổng là 135 triệu USD. Việc vô cớ tấn công và bắn hạ nạn nhân không có vũ khí không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn nhắc nhở các quan chức về văn hóa bạo lực một cách "nhiệt tình" dẫn tới chết oan. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - Mel Magazine ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN