Con người sắp không cần phải làm việc, chỉ lo ăn chơi?
Lý tưởng về "hạnh phúc toàn vẹn" chỉ hưởng thụ và vui chơi mà triết gia cổ đại Aristotle coi là chỉ dành cho thần thánh có thể thành sự thật.
Ngày nay là thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyên về trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa, hứa hẹn giúp con người hoàn toàn thoát khỏi mệt mỏi và đảm bảo việc thư giãn nghỉ dưỡng lâu dài, do robot đang dần thay con người làm việc. Tuy nhiên, liệu đó có thực sự là điều con người mong muốn?
Khảo sát cho thấy có tới 68% người trúng xổ số vẫn tiếp tục làm việc. Họ không hẳn cần tiền, mà còn cần công việc hằng ngày khiến cuộc sống có mục đích. Hay như đa số vẫn thường nói "Nếu làm công việc yêu thích thì cả đời chúng ta chẳng phải làm việc". Đó là điều gần nhất với chân lý mà Aristotle đặt ra.
Hiện có khá nhiều nghiên cứu tập trung vào chủ đề này. Cuốn "Happiness by Design" của Paul Dolan cho thấy những người hạnh phúc nhất luôn cảm thấy mình sống có mục đích và hài lòng. Làm việc nhưng thiếu giải trí và ngược lại đều khiến đầu óc trở nên mụ mị.
Tuy nhiên đây chỉ là lý tưởng. Trên thực tế rất nhiều người phải làm công việc không đem lại lợi ích gì cho họ, kể cả tiền bạc. Trong trường hợp đó, tốt nhất họ nên nghỉ việc và để một con robot thay thế. Hiện tại đã có 47% việc làm tại Mỹ có khả năng được tự động hóa.
Robot tại hội chợ công nghệ
Về cơ bản, ít ai lại từ bỏ công việc đem lại cho họ niềm vui thường ngày, nhưng những trường hợp có thể thì việc tự động hóa là điều đúng đắn. Robot có thể phẫu thuật chính xác hơn, còn máy kế toán sẽ không nảy sinh ý định biển thủ công quỹ như con người. Tương tự với những người không ưa công việc hiện tại, họ có thể dễ dàng từ bỏ nó để làm điều mình thích như viết văn.
Còn những người yêu công việc? Nếu họ dùng robot thay thế và có quỹ thời gian để dành vào những việc mà họ thấy ý nghĩa, thì họ nên làm vậy. Khảo cứu từ Cục Thống kê Úc cho thấy 46% người làm toàn thời gian không thể dành toàn bộ tâm trí cho một việc nào khác, kể cả với gia đình và như vậy thì không ổn. Đó là lý do khá hợp lý. Như vậy, lực lượng lao động robot đều có tác dụng tích cực cho mọi đối tượng.
Nhà nghiên cứu Hannah Arendt và Paul Dolan đi xa hơn, cho rằng con người tự định nghĩa mình bằng công việc nên họ mới hụt hẫng khi không làm việc, rằng không có thứ gì gọi là "công việc đem lại ý nghĩa" mà chỉ đơn thuần là lao động.
Robot chăm sóc người già tại Firenze, Italy
Công nghệ còn đem lai nhiều tiện ích ví dụ như trợ thính, robot cũng giúp những người cần giúp đỡ không cảm thấy ngại ngùng, ví dụ như phụ thuộc vào người nhà nấu ăn, tắm rửa hộ khi già yếu...
Tuy nhiên, chúng không thực sự "chăm sóc" về mặt tinh thần cho họ kể cả khi được lập trình kỹ càng, thậm chí còn làm mờ đi chuẩn mực về đạo đức và khiến con người phụ thuộc, cuối cùng giống như loài người trong bộ phim Wall-E: không thể làm được bất kỳ việc gì, thậm chí đi lại.
Như vậy để tiến tới tự động hóa hoàn toàn, loài người cần vạch ra nhiều giới hạn và quy tắc để đạt được mục đích phục vụ đời sống thể chất và tinh thần con người một cách đúng đắn.