Con người sắp có khả năng mọc lại tay chân khi bị đứt?
Con người chưa thể sớm có khả năng tái tạo lại chân tay bị mất như loài kỳ nhông (salamander), nhưng một nghiên cứu mới cho thấy bản thân con người cũng có khả năng hồi phục như vậy.
Con người trong tương lai cũng có thể tái tạo được chân tay như loài kỳ nhông.
Theo CNN, nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí khoa học hôm 9.10, cho thấy “xương sụn của con người có thể hồi phục dựa trên cách thức giống như loài kỳ nhông mọc lại chân tay.
Phát hiện này có thể mở ra phương pháp mới chữa trị các tổn thương, bệnh về khớp và thậm chí mở đường để một ngày nào đó con người có thể mọc lại chân tay.
Kỳ nhông và một số sinh vật khác có khả năng hồi phục kinh ngạc vì có chứa một loại phân tử gọi là microRNA. Con người cũng có microRNA, nhưng hàm lượng chỉ có giới hạn, tập trung nhiều ở mắt cá chân, ít hơn ở đầu gối và hông.
“Cơ chế hồi phục các chi ở kỳ nhông cũng giống cơ chế hồi phục các mô ở con người”, nhóm nghiên cứu nói. “Chúng tôi gọi đó là khả năng hồi phục bên trong”.
Dựa trên phát hiện mới, nhóm nghiên cứu giải thích được vì sao các chấn thương ở mắt cá chân lại hồi phục nhanh hơn ở đầu gối và hông, giống như kỳ nhông mọc lại đuôi và bàn chân.
Trong quá khứ, các nhà khoa học biết được rằng con người có khả năng mọc lại chân tay. Trẻ em có thể mọc lại một phần ngón tay khi được chữa trị đúng cách. Nhưng nghiên cứu mới đã làm rõ hơn lý do, từ đó tìm hiểu xem điều gì còn thiếu để con người có thể mọc lại chân tay hoàn chỉnh.
Điều này có tiềm năng rất lớn đối với các vận động viên hoặc những người bị viêm khớp. MicroRNA có thể được tiêm vào khớp hoặc phát triển thành thuốc ngăn ngừa hoặc đẩy lùi viêm khớp, nghiên cứu cho biết. Trong tương lai, nó thậm chí có thể "đặt ra nền móng cho sự tái tạo chân tay của con người".
Các nhà khoa học tin rằng có thể bổ sung “những thành phần còn thiếu” để con người có thể mọc lại chân tay như kỳ nhông.
Tiến sĩ Yuri Pichugin là người nghĩ ra cách bảo quản người chết bằng cách đóng băng để chờ cơ hội hồi sinh trong tương...