Con người tiềm ẩn khả năng phun nọc độc như rắn?

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Một nghiên cứu đột phá phát hiện ra rằng, con người, nếu sống trong điều kiện môi trường nhất định, có thể tiến hóa với khả năng phun nọc độc như một cơ chế tự vệ. 

Ảnh minh họa: Getty

Ảnh minh họa: Getty

Tờ Daily Star hôm 29/3 đưa tin, các nhà khoa học đã phát hiện nền tảng di truyền cần thiết để phát triển nọc độc ở miệng không chỉ có ở loài bò sát mà còn có cả ở động vật có vú.  

Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí PNAS, chỉ ra rằng, hiện tại con người không có nọc độc nhưng bộ gene của chúng ta có tiềm năng để sản sinh ra nọc độc nếu sinh sống trong điều kiện sinh thái đặc biệt. 

Agneesh Barua, tác giả nghiên cứu mới, bông đùa rằng: "Nghiên cứu này chắc chắn mang lại một khái niệm hoàn toàn mới về 'người độc'". 

Theo ông Barua, nọc độc là "một hỗn hợp protein" được một số động vật sử dụng để làm tê liệt, giết chết con mồi hoặc tự vệ. 

Trong nghiên cứu mới, thay vì tập trung vào các gene mã hóa protein để tạo nên nọc độc, các nhà khoa học tới từ Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa (Nhật Bản) và Đại học quốc gia Úc đã tìm kiếm các gene "hợp tác" - hoạt động và tương tác với gene tạo ra nọc độc. 

Họ đã phân tích tuyến nọc độc của loài rắn habu Đài Loan và phát hiện có khoảng 3.000 gene "hợp tác", có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào khi cơ thể sản sinh quá nhiều protein. 

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét bộ gene của các sinh vật khác, bao gồm động vật có vú như chó, tinh tinh và con người. Họ đều phát hiện các gene tương tự ở mỗi loại. 

Sau khi kiểm tra các mô tuyến nước bọt ở động vật có vú, các nhà khoa học phát hiện các gene trong mô tuyến nước bọt của động vật có vú hoạt động với mô hình tương tự như ở tuyến nọc của rắn độc. Vì vậy, họ kết luận rằng tuyến nước bọt ở động vật có vú và tuyến nọc độc ở rắn có chung một chức năng từ thời xa xưa. 

Theo nghiên cứu mới, nếu sống trong điều kiện đặc biệt, con người có thể tiến hóa để phun nọc độc như rắn. Ảnh minh họa: Getty

Theo nghiên cứu mới, nếu sống trong điều kiện đặc biệt, con người có thể tiến hóa để phun nọc độc như rắn. Ảnh minh họa: Getty

Ông Barua nói: "Nhiều nhà khoa học đã biết về giả thuyết này và tin rằng nó đúng. Và đây là bằng chứng đầu tiên chứng thực giả thuyết các tuyến nọc độc được tiến hóa từ tuyến nước bọt. 

Khi loài rắn độc có sự kết hợp nhiều chất độc khác nhau và nọc độc của chúng và tăng lượng gene liên quan tới việc tạo ra nọc độc thì cũng có những loài động vật có vú như chuột chù tạo ra nọc độc ít nguy hiểm hơn, tương đồng với lượng nước bọt của loài này". 

"Nếu trong điều kiện môi trường nhất định, những con chuột sản sinh ra nhiều protein độc hơn trong nước bọt của chúng và quá trình duy trì nòi giống thành công, vài nghìn năm tới, chúng ta có thể phải đối mặt với những con chuột có độc như loài rắn hiện nay", ông Barua nhận định. 

Cũng theo ông Barua, dù khó xảy ra, nhưng trong những điều kiện môi trường đặc biệt, con người cũng có thể phun ra nọc độc.

Bắt được rắn độc, vì sao không nên giết mà nên thả?

Khi thấy rắn, nhất là rắn độc như hổ mang chúa, hổ đất..., nhiều người sẽ bắt đem bán hoặc giết chết. Tuy nhiên,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Daily Star ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN