Con lợn ham ăn suýt thổi bùng chiến tranh giữa Anh và Mỹ

“Cuộc chiến con lợn” có lẽ là một trong những cuộc chiến khó hiểu và khác thường nhất trong lịch sử.

Con lợn ham ăn suýt thổi bùng chiến tranh giữa Anh và Mỹ - 1

Thế kỉ 19, năm 1859, một con lợn ham ăn đi lạc suýt đẩy hai nước Anh và Mỹ vào bờ vực chiến tranh.

Các cuộc chiến tranh trên thế giới có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như xung đột, tranh giành quyền lực song ít ai có thể tưởng tượng vụ việc hai nước Anh và Mỹ từng suýt chĩa vũ khí vào nhau vì một con lợn diễn ra vào thế kỷ 19.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1846 khi Hiệp ước Oregon được ký giữa Mỹ và Anh. Hiệp ước này dẫn tới một cuộc tranh chấp biên giới lâu dài giữa Mỹ và Canada (khi đó đang là thuộc địa của Anh), đặc biệt liên quan đến vùng đất giữa dãy núi Rocky và bờ biển Thái Bình Dương.

Hiệp ước Oregon tuyên bố rằng biên giới giữa Mỹ và Anh được xác định tại vĩ tuyến 49 – ranh giới vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Về mặt lý thuyết, phân chia lãnh thổ như vậy nghe khá đơn giản nhưng trên thực tế, tình hình phức tạp hơn rất nhiều khi có rất nhiều các hòn đảo nằm rải rác ở phía tây nam của Vancouver (Canada ngày nay).

Theo bản đồ dưới đây, vĩ tuyến 49 là đường ngăn cách lục địa với các đảo, song việc vẽ được chính xác ranh giới gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp của khu vực.

Con lợn ham ăn suýt thổi bùng chiến tranh giữa Anh và Mỹ - 2

Bản đồ phân chia ranh giới tại vĩ tuyến 49 giữa khu vực thuộc địa của Anh và Mỹ vào thế kỉ 19.

Một trong những hòn đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong khu vực này, đảo San Juan (được khoanh đỏ trong bản đồ trên), có ý nghĩa quan trọng do vị trí chiến lược của nó. Do đó, cả hai phía Mỹ và Anh đều tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo và công dân cả hai nước bắt đầu định cư ở đó.

Đến năm 1859, số lượng người Anh hiện diện trên đảo tăng đáng kể, khi một công ty thành lập một trạm chữa bệnh cá hồi và một trang trại cừu trên đảo. Trong khi đó, một nhóm từ 20 – 30 người ở phía Mỹ cũng dần định cư, xây dựng nhà cửa, gia đình trên hòn đảo.  

Theo tài liệu lịch sử, mối quan hệ giữa hai bộ phận người dân có quốc tịch khác nhau khá hòa hợp. Tuy nhiên, điều này không kéo dài lâu.

Ngày 15.6.1859, một con lợn vô tình lang thang trên vùng đất của Lyman Cutlar - một nông dân người Mỹ. Khi Cutlar phát hiện con lợn đang ăn vụng số khoai tây trên cánh đồng, anh ta rút súng bắn chết con lợn trong cơn thịnh nộ.

Con lợn thực chất thuộc sở hữu của một người dân Anh tên là Charles Griffin, nhân viên của công ty Vịnh Hudson.

Đây chỉ là một con trong số dàn lợn đông đảo mà Griffin nuôi, người này cũng thường xuyên thả rông đàn lợn của mình, để chúng tự do đi lại trên đảo, và cũng không phải là lần đầu tiên một trong số chúng chạy vào vùng đất của Cutlar.

Khi Griffin phát hiện ra cái chết của vật nuôi, ông ta liền đến đối chất với Cutlar. Theo một báo cáo, hai người xảy ra tranh cãi khi Griffin liên tục khẳng định Cultar tự phải có trách nhiệm để đống khoai tây tránh xa đàn lợn của ông.

Cutlar đã đề nghị trả cho Griffin một khoản tiền bồi thường 10 đô la cho con lợn chết song người đàn ông Anh kiên quyết từ chối.

Thay vào đó, Griffin đã báo cáo vụ việc lên chính quyền địa phương Anh - những người đe dọa bắt giữ Cultar. Động thái của phía Anh khiến các công dân Mỹ ở địa phương nổi giận. Họ lập tức đưa ra một kiến nghị yêu cầu bảo vệ lên  Quân đội Mỹ.

Con lợn ham ăn suýt thổi bùng chiến tranh giữa Anh và Mỹ - 3

Tướng William S.Harney – người có tư tưởng chống Anh mạnh mẽ đã ngay lập tức cử quân đội Mỹ đến đảo San Juân khi hay tin người dân Mỹ bị đe dọa.

Bản kiến ​​nghị này được gửi tới tướng William S. Harney – một chỉ huy nổi tiếng có tư tưởng chống Anh mạnh mẽ vào thời điểm đó. Không cân nhắc nhiều, vị tướng này đã gửi ngay một đại đội 66 người thuộc Trung đoàn bộ binh số 9 của Mỹ đến San Juan vào ngày 27.7.1859.

Khi hay tin từ phía Mỹ, James Douglas, vị thống đốc người Anh đã ngay lập tức trả đũa bằng việc gửi ba tàu chiến Anh đến khu vực này như một màn phô trương vũ lực.

Tháng tiếp theo sau đó, tình trạng căng thẳng tiếp tục leo thang. Cả hai bên đều tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực. Tuy nhiên, bộ binh của Hoa Kỳ vẫn án binh bất động dù số lượng đông hơn.

Mãi đến khi Đô đốc Robert L. Baynes - Tổng tư lệnh Hải quân Anh ở Thái Bình Dương xuất hiện, vụ việc mới có diễn biến mới.

Khi vị tổng tư lệnh này có mặt, James Douglas đã ra lệnh cho Baynes chỉ huy quân đội của mình đổ bộ lên đảo San Juan và giao chiến với bộ binh số 9 của Hoa Kỳ. Song, đô đốc Baynes từ chối mệnh lệnh.

Con lợn ham ăn suýt thổi bùng chiến tranh giữa Anh và Mỹ - 4

Đô đốc Robert L. Baynes của Hải quân Anh – người đã từ chối tấn công vào lực lượng bộ binh của Mỹ, tránh cuộc chiến ngoài mong muốn của hai bên

Tình hình vụ việc cuối cùng đến tai cả hai phía Washington và London. Các quan chức ở cả hai bờ Đại Tây Dương đã bị sốc khi biết một cuộc tranh cãi về một con lợn dẫn đến sự tham gia của 3 tàu chiến, 84 khẩu súng và hơn 2.600 người.

Lo ngại tình hình trở nên căng thẳng hơn, cả hai bên nhanh chóng đàm phán. Cuối cùng cả Mỹ và Anh quyết định rằng mỗi bên nên duy trì sự hiện diện trên đảo cho đến khi có thể đạt được thỏa thuận chính thức, với số lượng mỗi bên không quá 100 người.

Người Anh sau đó dựng trại ở phía bắc hòn đảo, còn người Mỹ sống ở phía nam hòn đảo.

Mãi đến năm 1872, một ủy ban quốc tế do Kaiser Wilhelm I – hoàng đế của Đức đứng đầu đã quyết định rằng hòn đảo hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ. Nhờ đó, tranh chấp xung quanh khu vực mới chấm dứt.

Con lợn ham ăn suýt thổi bùng chiến tranh giữa Anh và Mỹ - 5

Khu vực cắm cờ nước Anh bên trong công viên quốc gia Mỹ ngày nay, dấu mốc để kỉ niệm sự kiện hai nước suýt nổ ra giao tranh chỉ vì 1 con lợn.

Ngày nay, du khách vẫn có thể tham quan cả hai khu vực trại – nơi ở của người Anh và Mỹ sinh sống trước đó trong công viên Lịch sử Quốc gia tại đảo San Juan (nay thuộc Mỹ). Đây cũng là khu vực duy nhất trong các công viên quốc gia Mỹ có quốc kỳ nước ngoài thường xuyên được treo. Ngoài ra, một cột cờ cũng được chính phủ Anh cung cấp như một dấu hiệu của tình bạn giữa hai nước.

Chiến tranh giữa hai quốc gia ngắn nhất lịch sử thế giới, 500 người chết trong 38 phút

Cuộc chiến giữa Anh và quân đội nước Zanzibar diễn ra vỏn vẹn trong vòng 38 phút, đánh dấu cuộc chiến ngắn nhất trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo My Lê - Historic UK ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN