“Cơn khát” của Trung Quốc khiến rừng Amazon hứng chịu hậu quả hủy diệt
Rừng mưa nhiệt đới ở Brazil đang thay đổi và Trung Quốc là nguyên nhân lớn, bởi nhu cầu về thịt bò và đậu nành ngày càng gia tăng.
Rừng rậm Amazon bị tàn phá. Ảnh: CNA.
Theo Channel News Asia, rừng mưa nhiệt đới Amazon - rừng rậm lớn nhất thế giới, chứa 10% các loài sinh vật được biết đến trên thế giới. Rừng Amazon đang phải trả giá lớn để giúp nuôi sống quốc gia ở cách 17.000km.
Từ năm 2015 - 2018, 29.000km2 diện tích rừng Amazon nằm trong lãnh thổ Brazil bị tàn phá, theo CNA. Con số này tương đương 40 lần diện tích đất nước Singapore. Có tới 80% diện tích đất trống được tạo ra sau các vụ phá rừng trên.
Đối tác mua lượng lớn thịt được tạo ra trong giai đoạn này chính là Trung Quốc. Xuất khẩu thịt bò Brazil sang Trung Quốc tăng gấp đôi từ năm 2015, lên con số 722.000 tấn vào năm ngoái.
Lượng tiêu thụ thực phẩm của Trung Quốc không chỉ tăng lên mà còn thay đổi khi tầng lớp trung lưu tăng lên. Ước tính tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đã tăng lên gần 30% trong tổng số 1,4 tỷ dân.
Trung Quốc đã nhập khẩu lượng lớn thịt bò từ Brazil trong 3 năm qua. Ảnh: CNA.
“Ngày càng nhiều người Trung Quốc chuộng thịt bò”, Liu Juan, một người bán thịt bò ở chợ Xinfadi, Bắc Kinh, nói. Khu chợ này có khoảng 8.000 quầy hàng. “Nếu chỉ dựa vào lượng thịt bò nội địa thì chúng tôi không thể đáp ứng nổi”, Liu nói.
Chỉ tính riêng năm 2018, Trung Quốc đã nhập khẩu 1 triệu tấn thịt bò, với thị trường Brazil chiếm 2/3.
CNA nhận định, việc có một số lượng không nhỏ người Trung Quốc chuyển sang thích thịt bò vô tình đã tác động đến môi trường tự nhiên, cuộc sống của người nguyên thủy ở cách xa nửa vòng Trái đất.
Thành viên các bộ lạc nguyên thủy ở Amazon. Ảnh: CNA.
"Brazil là quốc gia duy nhất thế giới hiện nay có lượng thịt đủ để nuôi sống Trung Quốc", Arlindo Jose Vilela, một chủ trang trại gia súc, cho biết. "Nếu chúng tôi có đủ các lò giết mổ đạt tiêu chuẩn, chúng tôi có thể xuất khẩu 25% lượng thịt sang Trung Quốc". Năm ngoái 44% thịt bò Brazil có điểm đến là Trung Quốc. Giá thịt bò nhờ vậy mà cũng tăng.
Vilela tin rằng trong vòng 10 năm, lượng thịt bò xuất sang Trung Quốc sẽ tăng gấp 3-4 lần. "Thịt bò Brazil sẽ rất phổ biến ở Trung Quốc", Vilela nói. Những vùng đất chưa được khai hoang ở phía bắc Mato Grosso, vẫn có thể cho phép nuôi thêm nhiều gia súc để xuất khẩu.
Nhưng điều này đã gây ra những hệ lụy. Rừng Amazon bị tàn phá để lấy đất xây dựng trang trại với tốc độ ngày càng tồi tệ. Trong 9 tháng đầu năm nay, diện tích rừng bị phá đã tăng 93% so với năm ngoái.
Dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, nạn phá rừng đang ở đỉnh điểm trong 10 năm.
Climaco nói Trung Quốc trả tiền để mua thịt bò, không phải để bảo vệ rừng.
Valmir Climaco de Aguiar, thị trưởng thị trấn Itaituba tự hào về những trang trại đã mở rộng và không bao giờ để tâm đến những cây cối bị đốn hạ. "Chúng tôi không thể sản xuất trong rừng", Climaco nói. "Chúng tôi có hơn 200 triệu người. Chúng tôi phải ăn, sản xuất, bán, xuất khẩu và kiếm tiền".
“Trung Quốc không trả tiền để chúng tôi bảo vệ rừng. Họ có tài chính tốt và cần tiêu thụ lượng thực phẩm khổng lồ. Đó là quốc gia tốt nhất để làm ăn”, Climaco nói.
Một lý do khác là bởi giá thịt bò nhập khẩu từ Brazil rất cạnh tranh. Ở Trung Quốc, các doanh nghiệp chăn nuôi gia súc phải thuê đất, chịu thêm chi phí. Hoạt động chăn nuôi gia súc của Trung Quốc chủ yếu có quy mô nhỏ, phải thuê thêm nhân công nên giá thành còn cao.
Nguồn: [Link nguồn]
Những cây cao nhất trong rừng Amazon đã cao thêm tới 50% so với các khảo sát trước đây và các nhà khoa học chưa thể giải...