Con dâu ông Mao Trạch Đông kể chuyện chồng tử trận ở Triều Tiên
Bà Lưu Tư Tề – vợ Mao Ngạn Anh, con trai cả của cố lãnh tụ Mao Trạch Đông – vừa có lần xuất hiện hiếm hoi trên sóng truyền hình Trung Quốc.
Ông Mao Ngạn Anh (đứng giữa), bên trái là cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông (ảnh: Hoàn cầu)
Mao Ngạn Anh là con trai cả của ông Mao Trạch Đông. Năm 1950, trong khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Trung Quốc quyết định đưa quân tình nguyện tới trợ giúp Triều Tiên, chống lại Mỹ và Hàn Quốc.
Mao Ngạn Anh tham gia đội quân tình nguyện đầu tiên đến đất Triều Tiên rồi sau đó tử trận. Việc tham gia quân tình nguyện đến Triều Tiên của con trai ông Mao Trạch Đông là tự nguyện.
Xuất hiện trong bộ phim tư liệu “Vì Hòa Bình” do Trung Quốc sản xuất, bà Lưu Tư Tề kể rằng, ông Mao Ngạn Anh tìm đến bà để nói lời từ biệt một năm sau khi kết hôn.
Ông Mao Ngạn Anh lúc đó mới 28 tuổi, nói lời từ biệt bà Lưu để lên đường sang Triều Tiên chiến đấu.
Tuy nhiên, thay vì nói sự thật, ông Mao Ngạn Anh nói dối rằng phải đi làm một “việc nhỏ bé ở nơi xa nhưng có thể rất khó về lại nhà”.
Bà Lưu nói rằng mình cảm thấy điều bất thường trong lời nói của chồng nhưng không ngăn cản được. Bà Lưu nhấn mạnh ông Mao Ngạn Anh thậm chí cúi chào vợ 2 lần trước khi rời đi.
Con trai ông Mao Trạch Đông thực sự đã không thể trở về nhà do bị trúng bom Mỹ.
Theo National Interest, ông Mao Ngạn Anh sang Triều Tiên để làm phiên dịch. Trong lúc nấu ăn, ông Mao Ngạn Anh để lộ vị trí và trở thành mục tiêu không kích của máy bay Mỹ.
Cái chết của con trai cả đã khiến cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông hết sức đau lòng.
Bộ phim tài liệu có sự tham gia của con dâu ông Mao Trạch Đông nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm quân tình nguyện Trung Quốc tham gia chiến tranh Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc đụng độ quân đội Mỹ.
Năm nay, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng, Trung Quốc tổ chức rất nhiều sự kiện kỷ niệm việc quân tình nguyện nước này tham chiến ở Triều Tiên.
Nguồn: [Link nguồn]
Không chỉ thu hồi Đài Loan bằng con đường ngoại giao, quân sự, Bắc Kinh còn có một chiến lược thứ ba, được đánh giá...