Cơn "cuồng" tích trữ giấy vệ sinh của dân Anh và hậu quả “rợn người”
Việc đua nhau tích trữ giấy vệ sinh của người dân Anh đã dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng đó là tình trạng tắc nghẽn cống ngầm tại nhiều nơi trên khắp cả nước.
Những người dân không thể bon chen trong “cuộc chiến” tranh giành giấy vệ sinh, họ buộc lòng phải sử dụng các giải pháp tình thế như dùng khăn, giấy lau sàn, lau bếp.
“Người dân đang tạm thời dùng các loại giấy khác thay cho giấy vệ sinh nhưng hậu quả thì thật khủng khiếp, từ việc nhà của họ bị ngập trong chất thải đến môi trường bị ô nhiễm do cống tắc nghiêm trọng”, đại diện của Northumbrian Water, một công ty dịch vụ cấp thoát nước ở Anh, cho biết.
Cống bị tắc nghiêm trọng do nhiều người dùng các sản phẩm khác thay giấy vệ sinh (ảnh: Metro)
Ông Simon Cyhanko, giám đốc mạng lưới nước thải của Northumbrian Water, khuyên người dân nên vứt các loại giấy dùng thay thế giấy vệ sinh thay vì bỏ vào bồn cầu rồi xả nước.
“Một số người không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng các sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, việc sống ở một ngôi nhà ngập trong nước thải chưa bao giờ là một trải nghiệm thú vị, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều người đang phải tự cách ly trong nhà vì Covid-19”, ông Simon Cyhanko kêu gọi.
Người dân mua giấy vệ sinh trong một siêu thị tại Anh (ảnh: Metro)
Tờ Daily Mail dẫn lời ông Gareth Lucy, giám đốc mảng truyền thông của nhà máy Essity, nơi cung cấp hơn 30% giấy vệ sinh của Anh, cho biết, công ty này có thể bảo đảm lượng giấy vệ sinh sản xuất ra là đủ cung ứng và sự thiếu hụt là do thói quen tích trữ của nhiều người dân.
“Xin đừng tích trữ nữa”, ông Gareth Lucy kêu gọi.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Nguồn: [Link nguồn]
Ông Giuseppe Remuzzi, giám đốc Viện nghiên cứu dược phẩm Mario Negri tại Milan, cung cấp thông tin, một loại bệnh viêm phổi...