Còi báo động rền vang ở Tây Tạng, Trung Quốc lo Ấn Độ tung chiến đấu cơ không kích?

Trung Quốc đã lên kế hoạch đề phòng đợt tấn công từ trên không của các chiến đấu cơ Ấn Độ, bằng cuộc diễn tập kích hoạt báo động tại thành phố Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng.

Chiến đấu cơ Ấn độ xuất kích.

Chiến đấu cơ Ấn độ xuất kích.

Căng thẳng Trung-Ấn hiện vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt kể từ cuộc đụng độ chết người ở biên giới hồi tháng 6. Bất chấp giới chức hai nước đạt thỏa thuận gồm 5 điểm về việc rút quân, tình hình ở vùng tranh chấp vẫn rất căng thẳng.  Quân đội hai bên được lệnh sẵn sàng cho xung đột nổ ra vào mùa đông.

Với việc không quân Ấn Độ huy động chiến đấu cơ Su-30 MKI, Jaguar, Mirage 2000 hay Rafale, Trung Quốc cũng đã có biện pháp đề phòng, sẵn sàng cho nguy cơ bị tấn công từ trên không.

Theo Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, lực lượng Trung Quốc ở Tây Tạng sẽ tổ chức diễn tập mô phỏng bị đối phương không kích trong ngày 19.9.

Cuộc diễn tập bao gồm 3 lần kích hoạt động còi báo động tại thành phố Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng. Theo Nhân dân Nhật báo, cuộc diễn tập “nhằm nâng cao sự cảnh giác của công chúng về nguy cơ bị tấn công”.

Theo kế hoạch, chính quyền thành phố Lhasa sẽ 3 lần kích hoạt còi báo động với 3 kiểu khác nhau, tổng thời gian của mỗi lần là 3 phút.

Còi báo động thứ nhất được kích hoạt vào lúc 12-12h03 (giờ địa phương). Còi hú trong 36 giây, ngừng lại 24 giây và lại tiếp tục.

Còi báo động thứ hai được kích hoạt vào lúc 12h06-12h09. Còi hú trong 6 giây và ngừng lại 6 giây. Cuối cùng, còi báo động lần 3 diễn hú liên hồi từ 12h12-12h15.

Thành phố Lhasa ở khu tự trị Tây Tạng.

Thành phố Lhasa ở khu tự trị Tây Tạng.

Nhân dân Nhật báo nhấn mạnh, còi báo động không làm ảnh hưởng đến đời sống bình thường của người dân, nhưng “công dân ở mọi lứa tuổi” cần chú ý đến còi báo động để có thể kịp thời đến nơi trú ẩn.

Theo Nhân dân Nhật báo, còi báo động đầu tiên là cảnh báo trước đợt không kích của đối phương, yêu cầu các hộ gia đình tắt hết đèn.

Còi báo động thứ hai yêu cầu người dân cần phải đi sơ tán, tìm nơi trú ẩn. Còi báo động cuối cùng nghĩa là đợt không kích đã trôi qua, người dân có thể trở về nhà an toàn.

Trong thời gian qua, Trung Quốc đã nâng cấp cơ sở hạ tầng ở sân bay Lhasa Gonggar, biến nơi này thành căn cứ của không quân. Sân bay tại thành phố Lhasa là một trong những địa điểm chiến lược ngăn các đợt không kích từ Ấn Độ.

Trung Quốc cũng cho xây dựng thêm các nhà chứa máy bay kiên cố, có thể giúp máy bay đứng vững trước tên lửa và bom của đối phương.

Theo nguồn tin, Trung Quốc tỏ ra cảnh giác với các mối đe dọa mà chiến đấu cơ Rafale thế hệ 4,5 Ấn Độ mới tiếp nhận từ Pháp. Chiến đấu cơ Rafale đã chứng minh năng lực trong các chiến dịch ở Afghanistan, Libya, Mali, Iraq và Syria.

Đại tá Vinayak Bhat, cựu sĩ quan quân đội Ấn Độ nói Trung Quốc khởi động lai cuộc diễn tập ở Lhasa là vì mối đe dọa từ Ấn Độ. Thành phố Tây Tạng này đã không phải dùng đến còi báo động kể từ năm 2009.

Nguồn: [Link nguồn]

Vừa chạm mặt ”tử thần” biên giới với Ấn Độ, binh sĩ Trung Quốc đã lũ lượt nằm cáng?

Trong bối cảnh căng thẳng ở Đường kiểm soát thực tế (LAC) giữa quân đội Ấn Độ với Trung Quốc ngày càng gia tăng,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Eurasian Times ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN