Có vắc xin vẫn chưa đủ để dập dịch Covid-19?

Với tốc độ lây lan như hiện nay và nhiều khả năng Covid-19 có thể tái bùng phát như cúm mùa, một số chuyên gia cho rằng, gần như chắc chắn sẽ không có đủ vắc xin phòng chống dịch bệnh cho toàn thế giới trong ít nhất là vài năm kể từ khi được phát triển thành công. Vì vậy, dịch bệnh sẽ không thể nhanh chóng chấm dứt.

Theo các chuyên gia, bất kỳ quốc gia nào phát triển thành công vắc xin Covid-19 thì những liều vắc xin đầu tiên sẽ được ưu tiên cho người dân của chính nước đó chứ không phải những quốc gia đang là điểm nóng bùng phát toàn cầu. Tuy nhiên, Covid-19 là loại dịch bệnh dễ lây lan và sẽ không có quốc gia nào có thể an toàn trước mối nguy dịch bệnh nếu những nước khác vẫn còn ca nhiễm.

Kịch bản mà nhiều chuyên gia lo ngại nhất hiện nay đó trận chiến tranh giành vắc xin Covid-19 trên toàn thế giới mà tại đó, những nhà sản xuất sẽ chỉ bán vắc xin cho cho những quốc gia trả tiền cao nhất. Những nước nghèo hơn, đương nhiên sẽ phải đối mặt với thiệt thòi, tương tự như cuộc chiến tranh giành vật tư y tế hiện nay.

“Các quốc gia giàu nên biết rằng, những nỗ lực mạnh mẽ nhất để ngăn ngừa virus của họ cũng sẽ thất bại, trừ khi dịch bệnh được chấm dứt ở các nước là đối tác thương mại, ngoại giao của họ”, Seth Berkley – CEO của Liên minh toàn cầu vắc xin và tiêm chủng (GAVI), cho biết.

Các chuyên gia cho rằng, cần đề ra chương trình phân phối vắc xin Covid-19 hợp lý để chấm dứt dịch bệnh (ảnh: NY Times)

Các chuyên gia cho rằng, cần đề ra chương trình phân phối vắc xin Covid-19 hợp lý để chấm dứt dịch bệnh (ảnh: NY Times)

Các chuyên gia y tế đều muốn tránh tình trạng lặp lại như năm 2009, khi các nước giàu có, điển hình như Mỹ đã tranh giành nguồn cung vắc xin ngừa H1N1, khiến cho những nước kém phát triển hơn đối mặt với mối nguy dịch bệnh.

Cách tiếp cận kiểu này nhiều khả năng sẽ được Tổng thống Donald Trump tiếp tục thực hiện trong dịch Covid-19. Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh học Mỹ (BARDA), cho biết, mối quan tâm hàng đầu khi phát triển vắc xin của họ là nhu cầu trong nước.

“Hiện tại, chúng tôi chỉ tập trung cho nước Mỹ trong việc đẩy nhanh tiến độ phát triển vắc xin Covid-19. Bằng cách hợp tác với nhiều công ty, chúng tôi muốn tăng thêm cơ hội để Mỹ có vắc xin càng sớm càng tốt”, Gary Disbrow – Giám đốc điều hành BARDA, trả lời Washington Post.

Theo các chuyên gia, dịch Covid-19 sẽ không thể chấm dứt chừng nào chưa có vắc xin được sản xuất thành công. Mặt khác, khoảng 70% dân số thế giới – 5,6 tỷ người, cần được tiêm vắc xin Covid-19 để có được miễn dịch cộng đồng. Vì vậy, nếu vắc xin không được phân phối hợp lý, công cuộc kết thúc đại dịch sẽ càng gian nan hơn.

Trong quá khứ, vắc xin H1N1 chủ yếu tập trung dùng cho những nước giàu (ảnh: Washington Post)

Trong quá khứ, vắc xin H1N1 chủ yếu tập trung dùng cho những nước giàu (ảnh: Washington Post)

“Chúng ta cần tạo nền tảng cho việc chia sẻ vắc xin toàn cầu ngay bây giờ, trước khi biết nước nào sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua này. Chúng ta không muốn chứng kiến tình trạng ‘người có kẻ không’ khi vắc xin chỉ dành cho những nước giàu hoặc nước đã điều chế thành công”, Jeremy Konyndyk – chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Global Development), Mỹ, cho biết.

Theo dữ liệu từ Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, hơn 80 triệu người Mỹ đã được tiêm vắc xin phòng H1N1, con số này bằng tổng số liều tiêm cho người dân ở 77 quốc gia khác có dịch.

“Các nước giàu thường giữ độc quyền sản xuất vắc xin trong khi những nước nghèo bị bỏ rơi. Họ chỉ được nhận vắc xin sau khi những nước giàu đã tiêm đủ. Nếu kịch bản H1N1 lặp lại trong dịch Covid-19, đó sẽ là sai lầm tai hại vì dịch bệnh này lây lan với tốc độ lớn hơn nhiều”, Gavin Yamey, Giám đốc Trung tâm chính sách y tế toàn cầu tại Đại học Duke (Mỹ), nhận định.

“Nếu không cung ứng vắc xin đầy đủ cho những nơi cần thiết nhất, chúng ta sẽ không thể chấm dứt dịch bệnh này vì chỉ cần một ổ dịch xuất hiện, nó cũng có thể lây lan khắp mọi nơi”, ông Gavin Yamey nói thêm.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Việt Nam có lợi thế khi đón ”sóng” các công ty chuyển ra khỏi Trung Quốc

ASEAN và đặc biệt là Việt Nam sẽ trở thành người chiến thắng sau đại dịch khi doanh nghiệp nước ngoài với vốn đầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - Washington Post ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN