Cô thôn nữ trao trả quốc bảo Trung Quốc giá hơn 3.000 tỷ đồng, chỉ xin chiếc máy cày

Luật pháp Trung Quốc quy định, di tích, cổ vật đào được trong lòng đất thuộc về nhà nước. Nhưng chỉ một vài nhát xẻng đã tìm được quốc bảo thì phải giải quyết thế nào? Ngụy Chấn Phương – cô thôn nữ sống ở huyện Lâm Thuật, thành phố Lâm Nghi, Sơn Đông (Trung Quốc) – đã gặp phải sự việc khó xử như vậy.

Ngụy Chấn Phương chụp ảnh kỷ niệm cùng viên kim cương mình tìm được (ảnh: Sohu)

Ngụy Chấn Phương chụp ảnh kỷ niệm cùng viên kim cương mình tìm được (ảnh: Sohu)

Ngày 21/12/1977, Ngụy Chấn Phương cùng các thành viên của đội thanh niên sản xuất làm việc trên cánh đồng như mọi ngày. Cho tới chiều muộn, khi đội sản xuất đã về hết, Ngụy Chấn Phương vẫn ở lại vì phát hiện khu ruộng bên cạnh còn cỏ dại mọc. Vài nhát xẻng cắm xuống bụi cỏ và Ngụy Chấn Phương bất ngờ đào lên được một viên đá rất cứng.

Dưới ánh hoàng hôn, viên đá hắt lên thứ ánh sáng vàng rực rỡ kỳ lạ. Đó là một viên kim cương khổng lồ, có kích cỡ bằng lòng đỏ trứng gà. Ngụy Chấn Phương vô cùng bất ngờ vì phát hiện của mình. Là một cô gái nông thôn, nhưng qua sách báo, cô vẫn phân biệt được giữa nhựa, thủy tinh và đá quý. Viên đá màu vàng trên tay Ngụy Chấn Phương chắc chắn không phải vật tầm thường.

Thông tin Ngụy Chấn Phương nhặt được đá quý nhanh chóng truyền khắp huyện Lâm Thuật. Ngụy Chấn Phương và cha nhanh chóng được triệu tập tới gặp lãnh đạo chính quyền địa phương.

Cận cảnh Kim cương Thường Lâm – bảo vật quốc gia của Trung Quốc (ảnh: Daydaynews)

Cận cảnh Kim cương Thường Lâm – bảo vật quốc gia của Trung Quốc (ảnh: Daydaynews)

Ban đầu, người cha nói thứ con gái ông nhặt được là một viên đá hình lưỡi liềm, chỉ có chút khác biệt về màu sắc so với đá thông thường. Cha của Ngụy Chấn Phương nhất quyết không chịu giao viên đá.

Nhận được báo cáo từ chính quyền huyện Lâm Thuật, tỉnh ủy Sơn Đông ra chỉ thị giải quyết vụ việc với 3 điểm: Thứ nhất, tìm ra viên đá quý càng sớm càng tốt và bảo vệ nó khỏi những kẻ có ý đồ xấu. Thứ 2, làm công tác tư tưởng, vận động gia đình Ngụy Chấn Phương trao trả viên đá quý cho chính quyền. Thứ 3, mời các nhà thẩm định đá quý đến để tìm hiểu giá trị thật của viên đá.

Sau nhiều lần được chính quyền và con gái thuyết phục, cha của Ngụy Chấn Phương giao viên đá cho chính quyền và những người chứng kiến đều phải kinh ngạc trước vẻ đẹp rực rỡ của nó. Qua thẩm định tại chỗ, các chuyên gia kết luận đây là một viên kim cương vô cùng quý giá. Giá trị của nó có thể xếp vào hạng bậc nhất ở Trung Quốc cũng như thế giới.

Với khối lượng lên tới 158,7869 carat, viên kim cương mà Ngụy Chấn Phương nhặt được khi đó được định giá lên tới 1 tỷ nhân dân tệ (hơn 3.000 tỷ VNĐ, theo tỷ giá hiện nay).

Theo Sina, giá của viên kim cương này hiện tại đã tăng lên gấp 4, thậm chí 10 lần. Tuy nhiên, vì là bảo vật quốc gia, viên kim cương không được đưa ra đấu giá.

Biết được giá trị của viên kim cương, cha của Ngụy Chấn Phương chỉ muốn đòi lại.

“Viên kim cương là do con gái tôi nhặt được. Nó phải thuộc về con gái tôi”, người cha cương quyết.

Khác với cha, Ngụy Chấn Phương cho rằng viên kim cương nên được trao cho chính quyền để nó không bị rơi vào tay kẻ xấu.

“Nó không phải của con. Con chỉ nhặt được nó thôi. Nếu giữ viên đá này, gia đình ta làm sao yên ổn?”, Ngụy Chấn Phương nói.

Trước lời khuyên của con gái, người cha chỉ có thể đồng tình. Tuy nhiên, ông đặt điều kiện chỉ giao viên kim cương khi mình và con gái được gặp đại diện ban lãnh đạo ở Bắc Kinh.

“Nếu báu vật này được phát hiện cách đây vài chục năm trước, có lẽ gia đình tôi đã chết hết. Viên kim cương này thuộc về quốc gia. Tôi sẽ đưa con gái lên Bắc Kinh vào giao nộp nó”, người cha nói.

Điều kiện của cha con Ngụy Chấn Phương nhanh chóng được đáp ứng.

Chiếc máy kéo tỉnh Sơn Đông cấp cho Ngụy Chấn Phương (ảnh: Sohu)

Chiếc máy kéo tỉnh Sơn Đông cấp cho Ngụy Chấn Phương (ảnh: Sohu)

Viên kim cương Ngụy Chấn Phương nhặt được được đặt tên là “Kim cương Thường Lâm”. Đây là viên kim cương tự nhiên lớn nhất được phát hiện ở Trung Quốc. Viên kim cương có kết cấu tinh khiết, trong suốt như pha lê và được xếp vào hạng quý giá nhất thế giới.

Sau khi trao trả viên kim cương, tên tuổi của Ngụy Chấn Phương nổi tiếng khắp tỉnh Sơn Đông. Người ta gọi cô với những biệt danh mỹ miều như “cô gái kim cương”, “người đẹp kim cương”. Tỉnh ủy Sơn Đông cũng quyết định trao thưởng cho Ngụy Chấn Phương và hỏi nguyện vọng của cô là gì.

“Đội sản xuất của chúng tôi làm việc rất vất cả vì thiếu máy cày. Tôi có thể xin một chiếc được không?”, cô thôn nữ đề xuất.

Nguyện vọng của Ngụy Chấn Phương nhanh chóng được đáp ứng. Ngoài một chiếc máy cày, Ngụy Chấn Phương còn được chính quyền thưởng 1.000 nhân dân tệ. Cô gái trẻ sau đó được sắp xếp vào làm quản lý ở một nhà máy với mức lương cao hơn. Tuy nhiên, Ngụy Chấn Phương sau đó tự nguyện từ chức quản lý, xin xuống làm công nhân bình thường.

Ngoài tặng thưởng cho Ngụy Chấn Phương, tỉnh Sơn Đông cũng cấp cho thành phố Lâm Nghi 1 triệu nhân dân tệ để cải thiện hệ thống thủy lợi.

Năm 1980, năm sau khi kết hôn, chồng của Ngụy Chấn Phương lâm bệnh nặng. Vì lo viện phí cho chồng, cô phải bán gần hết tài sản gia đình. Dù cuộc sống gặp khó khăn, Ngụy Chấn Phương không hề xin giúp đỡ từ chính quyền.

“Tôi nghĩ nhiều người còn khó khăn hơn mình. Tôi không nên vì có chút công lao với đất nước mà đòi hỏi quá đáng”, Ngụy Chấn Phương kể trong một cuộc phỏng vấn.

Cuộc sống hạnh phúc của Ngụy Chấn Phương cùng chồng và các cháu (ảnh: Sina)

Cuộc sống hạnh phúc của Ngụy Chấn Phương cùng chồng và các cháu (ảnh: Sina)

Gia đình Ngụy Chấn Phương sau đó được xếp vào danh sách hộ nghèo và được chính quyền hỗ trợ. Đến năm 1990, chồng Ngụy Chấn Phương có dần hồi phục trở lại nhưng sức khỏe tâm thần giảm sút đáng kể. Hàng ngày, cô Ngụy vẫn chăm sóc chồng và kể cho anh nghe những câu chuyện từ quá khứ.

Tháng 9/1995, Ngụy Chấn Phương được mời tới dự Hội nghị thế giới lần thứ IV về phụ nữ ở Bắc Kinh. Ngụy Chấn Phương được phỏng vấn và nhiều người nhận ra cô gái trao trả bảo vật 17 năm trước.

“Một trong những khoảnh khắc may mắn nhất trong cuộc đời tôi là khi nhặt được viên kim cương. Trao trả nó cho đất nước là điều đáng tự hào nhất trong đời. Nhiều người hỏi tôi có hối tiếc khi trao trả kim cương cho quốc gia không, tôi luôn trả lời là không bởi đó là việc nên làm. Với tôi, sức khỏe và hạnh phúc gia đình mới là thứ quý giá nhất”, Ngụy Chấn Phương nói.

Viên kim cương đen “nguồn gốc ngoài hành tinh” 555,55 carat ở Dubai có gì đặc biệt?

Nhà đấu giá Sotheby chi nhánh Dubai đã công bố một viên kim cương đen, được cho là có nguồn gốc từ ngoài hành tinh, sở hữu nét đặc biệt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – tổng hợp ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN