Cơ hội lật ngược bầu cử cuối cùng của ông Trump ở nơi quyền lực nhất nước Mỹ?
Cứ 4 năm một lần, Hạ viện và Thượng viện Mỹ sẽ cùng nhóm họp để chính thức xác nhận kết quả phiếu bầu của đại cử tri và tổng kết những vướng mắc cuối cùng về cuộc bầu cử.
Cuộc họp Quốc hội Mỹ - cơ hội cuối cùng để ông Trump lật ngược kết quả bầu cử (ảnh: NY Times)
Thông thường, việc này chỉ mang tính chất “thủ tục”. Tuy nhiên, cuộc họp Quốc hội Mỹ về kết quả bầu cử được tổ chức vào ngày 6.1 năm sau có thể hoàn toàn khác biệt.
Phiên họp Quốc hội Mỹ sắp tới sẽ là cơ hội cuối cùng để ông Trump thách thức kết quả bầu cử. Nhưng nếu như vậy, ông Mike Pence – phó Tổng thống Mỹ – sẽ lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Ngày 6.1, những phong bì chứa phiếu đại cử tri của 50 bang Mỹ sẽ được chứa trong 2 chiếc hộp bằng gỗ gụ – đúng kiểu truyền thống và chuyển tới cuộc họp Quốc hội.
Tại đây, đại diện của Hạ viện và Thượng viện sẽ lấy từng lá phiếu ra kiểm tra, xác thực chúng có hợp lệ hay không. Chủ tịch Thượng viện – ông Mike Pence – cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra các lá phiếu đại cử tri.
Theo Hiến pháp Mỹ, khi các phiếu đại cử tri của từng bang được kiểm đếm, các nghị sĩ Quốc hội Mỹ có thể phản đối kết quả bầu cử.
Thách thức phải được trình lên bằng văn bản và có chữ ký của ít nhất một thượng nghị sĩ. Nếu không có thượng nghị sĩ nào ký vào đơn phản đối này, nỗ lực phản đối bị coi là vô hiệu.
Tuy nhiên, nếu một thượng nghị sĩ ký vào đơn phản đối thách thức kết quả bầu cử, Quốc hội Mỹ phải tiến hành một cuộc tranh luận về việc Tổng thống Trump từ chối nhận thua cũng như những cáo buộc về “gian lận bầu cử”.
Cuộc tranh luận của Quốc hội diễn ra tối đa 2 tiếng đồng hồ. Nếu bên phản đối không đưa ra được bằng chứng xác đáng, các nghị sĩ sẽ tiếp tục quay lại cuộc họp kiểm phiếu đại cử tri.
Hiện vẫn chưa có thượng nghị sĩ nào của đảng Cộng hòa cho thấy họ sẽ ủng hộ việc thách thức kết quả bầu cử ở kỳ họp Quốc hội. Tuy nhiên, một số thượng nghị sĩ như Ron Johnson của bang Wisconsin và Rand Paul của Kentucky đều là những đồng minh thân cận của ông Trump.
Phó Tổng thống Mike Pence sẽ buộc phải tuyên bố người thắng cử trong cuộc họp Quốc hội (ảnh: NY Times)
Năm 2017, viện lý do Nga can thiệp bầu cử, một số nghị sĩ Mỹ đã phản đối công nhận ông Trump thắng cử trong cuộc họp Quốc hội. Tuy nhiên, do bà Hillary Clinton nhanh chóng nhượng bộ, không có thượng nghị sĩ nào ký văn bản thách thức kết quả bầu cử.
Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Alaska - Mo Brooks - cho biết, ông đang tìm kiếm đồng minh để thách thức kết quả bầu cử ở 5 bang là Arizona, Pennsylvania, Nevada, Georgia và Wisconsin trong cuộc họp Quốc hội.
“Theo Hiến pháp, Quốc hội có vai trò cao hơn Tòa án Tối cao, cao hơn bất kỳ thẩm phán nào. Những gì Quốc hội nói sẽ là phán quyết cuối cùng”, ông Brooks nói.
Tuy nhiên, thách thức kết quả bầu cử ở Quốc hội có thể đẩy đảng Cộng hòa vào thế khó. Đảng Cộng hòa có niềm tin lớn vào quy trình bầu tổng thống bằng phiếu đại cử tri.
Ông Mike Pence có lẽ cũng “đau đầu” khi nghĩ về việc thách thức kết quả bầu cử tại Quốc hội và buộc phải tuyên bố ông Trump thất cử.
Sau khi đại cử tri đoàn xác nhận chiến thắng bầu cử của ông Biden và nhiều tòa án cũng khẳng định không có “gian lận...
Nguồn: [Link nguồn]