Có gì phía trong Azovstal, pháo đài cuối cùng của Ukraine ở Mariupol?

Nhà máy thép Azovstal được xây dựng dưới thời Liên Xô với cấu trúc hầm ngầm phức tạp, được mô tả là có khả năng chống chịu trước đòn tấn công bằng vũ khí hạt nhân.

Sau một tháng rưỡi bị bao vây, lực lượng Ukraine tại thành phố cảng Mariupol hiện đang cố thủ phía dưới hầm ngầm nhà máy thép Azovtal,  khu vực được mô tả là "pháo đài" cuối cùng của Ukraine tại thành phố cảng bên bờ biển Azov.

Khu vực nhà máy Azovstal. Đồ họa: Guardian

Khu vực nhà máy Azovstal. Đồ họa: Guardian

Theo Guardian, Azovstal là một trong những nhà máy luyện kim lớn nhất châu Âu, nằm ở phía Đông cảng Mariupol. Azovstal bao gồm những cấu trúc xây dựng thấp, trải dài trên khu vực rộng khoảng 11 km vuông với vô số tòa nhà, lò luyện kim, đường ray và hầm ngầm nhìn thẳng ra biển.

Trước khi chiến sự nổ ra, nơi này sản xuất ra 4,5 triệu tấn thép, khoảng 3,5 triệu tấn kim loại nóng và 1,2 triệu tấn thép cuộn mỗi năm. Giống như Ilyich nhà thép còn lại ở Mariupol đã bị Nga kiểm soát, Azovstal thuộc Metinvest, tập đoàn do tỷ phú giàu nhất Ukraine Rinat Akhmetov sở hữu.

Khu vực nhà máy Azovstal gần biển Azov. Ảnh: Reuters

Khu vực nhà máy Azovstal gần biển Azov. Ảnh: Reuters

Một đại diên lực lượng ly khai miền Đông Ukraine cách đây vài hôm nói rằng Moscow đã kiểm soát hầu hết Mariupol, còn lực lượng của Ukraine tiếp tục kháng cự, tìm cách "lui về phía nhà máy Azovstal". Ông mô tả Azovstal là "pháo đài trong thành phố", thậm chí pháo đài cuối cùng.

Lực lượng phòng vệ tại Mariupol của Ukraine bao gồm lính thủy đánh bộ Ukraine, các lữ đoàn cơ giới, lữ đoàn vệ binh quốc gia và Tiểu đoàn Azov, một lực lượng dân quân được thành lập bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu, bị Nga cáo buộc mang tư tưởng tân phát xít.

Từ đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Nga khẳng định mục tiêu rõ ràng của họ là loại bỏ các nhóm vũ trang tân phát xít ở Ukraine, với Tiểu đoàn Azov là "đại diện" tiêu biểu.

Cấu trúc nổi của nhà máy Azovstal phía sau một tòa nhà cháy đen ở Mariupol. Ảnh: Reuters

Cấu trúc nổi của nhà máy Azovstal phía sau một tòa nhà cháy đen ở Mariupol. Ảnh: Reuters

Theo một số nguồn tin, nhà máy Azovstal được xây dựng từ những năm 1930 dưới thời Liên Xô, từng được xem là một trong những dự án trọng điểm để đảm bảo nguồn cung thép dồi dào, liên tục cho ngành công nghiệp chế tạo khổng lồ của nhà nước liên bang khi đó.

Sau Thế chiến II, trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, nhà máy Azovstal được mở rộng liên tục. Phía dưới các cấu trúc nổi ở Azovstal là một tổ hợp đường hầm dài 24km, xây dựng bằng bê tông cốt thép với địa hình phức tạp, dùng để bố trí cáp, chứa nước và cả nơi trú ẩn cho công nhân. Khu vực này thậm chí được mô tả là có thể sống sót sau một cuộc tấn công hạt nhân quy mô nhỏ.

Tiến sĩ Aglaya Snetkov, một chuyên gia về chính sách đối ngoại và an ninh của Nga tại Đại học Hoàng gia London, nhận định với truyền thông Anh rằng, việc các đường hầm vừa rộng lớn vừa kiên cố, lại phức tạp khiến cơ sở này rất khó bị đánh bại trong các cuộc tấn công.

Một cụm máy trong nhà máy Azovstal khi nó còn hoạt động bình thường. Ảnh: Getty Images

Một cụm máy trong nhà máy Azovstal khi nó còn hoạt động bình thường. Ảnh: Getty Images

Tuy vậy, kiên cố không có nghĩa là Azovstal giúp Ukraine đứng vững trước áp lực của Nga. BBC dẫn nhận định của chuyên gia tình báo Justin Crump cho rằng, Nga đang áp dụng chiến thuật tiêu hao kéo dài, thông qua bao vây, cắt đứt đường tiếp viện vũ khí đạn dược, lương thực và gây áp lực bằng các đòn tấn công bất ngờ vào Azovstal.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov ngày 16/4 nói rằng, lực lượng Nga đã kiểm soát toàn bộ khu vực đô thị ở Mariupol và "cơ hội sống sót duy nhất" của lực lượng Ukraine cố thủ trong Azovstal là ra đầu hàng.

Trong thông điệp phát đi sáng nay (17/4), ông Mizintsev đã cho lực lượng Ukraine ở Azovstal cơ hội cuối đảm bảo tính mạng. "Sẽ không có bạo lực và áp lực tâm lý nào. Mọi người đều được tạo cơ hội để liên lạc với người thân. Các tù nhân chiến tranh bị thương sẽ được hỗ trợ y tế đủ điều kiện kịp thời", ông nói.

Theo lời ông Mizintsev, Nga sẵn sàng ngừng bắn tạm thời từ 6h sáng 17/4 (10h, giờ Hà Nội) để lực lượng của Ukraine hạ vũ khí ra đầu hàng. Nga cam kết thiết lập kênh liên lạc liên tục trước đó một giờ, từ 5h sáng (9h, giờ Hà Nội).

Nga tuyên bố ”chiếm hoàn toàn” Mariupol

Nga cho biết quân đội nước này đã “quét sạch” khu đô thị của thành phố trọng điểm Mariupol và chỉ còn một nhóm nhỏ lực lượng Ukraine còn lại bên trong nhà máy thép Azovstal...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Hà ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN