Cô gái từ bán đảo Triều Tiên sang Trung Hoa, về sau nắm quyền lực lấn át hoàng đế

Năm 1331, cô gái 15 tuổi người Cao Ly được đưa tới Đại đô - kinh đô nhà Nguyên trong lịch sử Trung Hoa (nay là Bắc Kinh) cùng với hàng trăm người khác theo hình thức cống nạp. Cô gái này sau này được gọi là hoàng hậu Ki - người phụ nữ quyền lực nhất trong giai đoạn cuối thời nhà Nguyên ở Trung Hoa.

Câu chuyện về hoàng hậu Ki từng được dựng thành phim ở Hàn Quốc.

Câu chuyện về hoàng hậu Ki từng được dựng thành phim ở Hàn Quốc.

Theo trang mạng China Channel, sở dĩ hoàng hậu Ki ít được nhắc đến trong lịch sử Trung Hoa là vì mọi thông tin về bà đều được chép lại trong thời nhà Minh - triều đại đã đánh đuổi người Mông Cổ khỏi Trung Hoa.

Các sử gia thời nhà Minh không chỉ có quan niệm không tốt về hoàng hậu Ki mà còn coi bà là kẻ phản bội quê hương. Hoàng hậu Ki sinh ra ở bán đảo Triều Tiên thời Vương quốc Cao Ly (918 - 1392).

Năm 2013, bộ truyền hình về hoàng hậu Ki được công chiếu ở Hàn Quốc. Bộ phim đã đem đến góc nhìn mới về một cô gái bị đưa đến nơi xa lạ từ khi còn trẻ và vượt qua những khó khăn, chông gai để trở thành người có ảnh hưởng lớn thời bấy giờ ở Trung Hoa.

Kyung Moon Hwangm, giáo sư lịch sử người Hàn Quốc ở Đại học Nam California (Mỹ), nói: "Hoàng hậu Ki là trường hợp điển hình của việc một nhân vật quyền lực ở triều đại trước bị triều đại kế tiếp phác họa tiêu cực cả ở Trung Hoa và ở bán đảo Triều Tiên".

Sử sách không nêu rõ hoàng hậu Ki tên thật là gì nhưng bà được gọi là Öljei Khutuk theo tên Mông Cổ (Hoàn Giả Hốt Đô). Bà được cho là sinh năm 1913, là con của gia đình quan lại ở Vương quốc Cao Ly.

Trong giai đoạn Cao Ly thần phục nhà Nguyên (1270 - 1356), ít nhất 7 công chúa Mông Cổ thường được chọn để kết hôn với hoàng tộc Cao Ly. 3 người con lớn lên trong các cuộc hôn nhân sắp đặt này trở thành vua Cao Ly.

Đổi lại, nhiều cô gái trẻ người Cao Ly đươc đem sang Trung Hoa cống nạp cho nhà Nguyên và Hoàn Giả Hốt Đô là một trong số đó.

Sử sách chép rằng, Hoàn Giả Hốt Đô sau khi tới Trung Hoa được chọn làm cung nữ. Bà lần đầu gặp Nguyên Huệ Tông Thỏa Hoan Thiết Mộc Nhĩ - hoàng đế Trung Hoa kiêm Khả Hãn Mông Cổ - khi đang dâng trà.

Hoàng hậu Ki là người đuọc Nguyên Huệ Tông, hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyên sủng ái nhất.

Hoàng hậu Ki là người đuọc Nguyên Huệ Tông, hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyên sủng ái nhất.

Tài năng, trí thông minh và vẻ đẹp của Hoàn Giả Hốt Đô thu hút sự chú ý của vị vua trẻ Thỏa Hoan Thiết Mộc Nhĩ. Hoàn Giả Hốt Đô được mô tả là người có tài ca hát, nhảy múa, thư pháp và thông thạo tiếng Trung.

Hồi 8 tuổi, do cạnh tranh trong gia tộc, Thỏa Hoan Thiết Mộc Nhĩ bị đưa đi đày sang một hòn đảo hẻo lánh ở Cao Ly. Hai người từ khi mới gặp nhau ở Trung Hoa cảm thấy gần gũi vì hiểu cảm giác phải sống xa nhà, ở một nơi không có người thân thích.

Nhờ được hoàng đế sủng ái, Hoàn Giả Hốt Đô vươn lên từ thân phận của một cung nữ thấp hèn trở thành Ngũ phẩm Tài nhân và sau đó thăng làm Tiệp dư, Quý phi.

Ở thời điểm quen biết Hoàn Giả Hốt Đô, Nguyên Huệ Tông đã kết hôn với hoàng hậu Đáp Nạp Thất Lý. Mối quan hệ hôn nhân sắp đặt này không hạnh phúc. Con trai của hoàng đế lại chết yểu.

Khi biết tin Nguyên Huệ Tông say mê người khác, hoàng hậu Đáp Nạp Thất Lý đã nổi cơn lôi đình. Kết quả là hoàng hâu Ki nhiều lần bị Đáp Nạp Thất Lý bày kế sát hại, đánh đập. Trong những ngày tháng tủi nhục ấy, việc bà có thể giữ được mạng sống của mình được xem là kỳ tích.

Năm 1335, bước ngoặt xảy đến khi gia tộc của đương kim hoàng hậun Đáp Nạp Thất Lý bị kết tội phản nghịch. Bản thân hoàng hậu bị buộc phải uống thuốc độc tự tử.

Nguyên Huệ Tông nhiều lần cố gắng phong Hoàn Giả Hốt Đô làm hoàng hậu thực sự nhưng bị triều thần phản đối. Nguyên Huệ Tông buộc phải phong con gái của thừa tướng Bá Nhan là Bá Nhan Hốt Đô làm hoàng hậu.

Năm 1340, sau khi Hoàn Giả Hốt Đô sinh con trai là Ái Du Thức Lý Đạt Lạp, cuộc đời của bà bước sang một trang mới. Bà được hoàng đế đặc cách phong làm "hoàng hậu thứ hai", thường được gọi là hoàng hậu Ki.

Mặc dù hoàng hậu Ki phải chờ đến năm 1365, khi đương kim hoàng hậu Bá Nhan Hốt Đô qua đời mới có thể làm chủ hậu cung, nhưng bà đã âm thầm thâu tóm quyền lực nhờ vào sử sủng ái của hoàng đế.

Trong xã hội Mông Cổ, chuyện phụ nữ nắm quyền lực, làm chủ gia đình không phải là hiếm. Theo sử sách, được Minh Huệ Tông tin tưởng, hoàng hậu Ki không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức.

"Bà ấy là một người phụ nữ có tài và rất kiên cường", Keith McMahon, giáo sư lịch sử am hiểu về Đông Á ở Đại học Kansas (Mỹ), nói. "Việc bà được biết đến là người rất thích đọc sách, đặc biệt là sách sử cho thấy bà rất sẵn sàng học hỏi từ quá khứ để trở nên thông minh hơn".

Nhận thấy khả năng quản lý của bà, Nguyên Huệ Tông giao cho bà chức vụ có thẩm quyền trong lĩnh vực thu thuế. Bà đã sử dụng quyền hành này để khởi động một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm xây dựng cầu và cải tạo các ngôi đền. 

Khi nạn đói tràn lan ở Trung Hoa vào năm 1358, hoàng hậu Ki ra lệnh phát cháo cho người nghèo và trả tiền mai táng và tang lễ cho 10.000 người dân. Bà tài trợ cho các nghi lễ tôn giáo, thắp nến và đọc kinh, mời các nhà sư Phật giáo từ Cao Ly đến thuyết giảng ở Trung Hoa.

Kể từ thời nhà Minh, cuộc đời hoàng hậu Ki được phác họa một cách tiêu cực.

Kể từ thời nhà Minh, cuộc đời hoàng hậu Ki được phác họa một cách tiêu cực.

Sự nổi tiếng và quyền lực của bà đã ảnh hưởng đến thời trang và ẩm thực ở Trung Hoa thời nhà Nguyên. Có thời điểm, quý tộc nhà Nguyên ưu tiên kết hôn bằng được với một phụ nữ Cao Ly hoặc ít nhất là lấy vợ lẽ.

Nắm trong tay quyền lực và ảnh hưởng sâu rộng, hoàng hậu Ki cũng giúp gia đình ở quê nhà nở mày nở mặt. Cha và mẹ của hoàng hậu Ki được vua Cao Ly kính nể nhưng cũng vì vậy mà họ trở nên lộng quyền, không xem ai ra gì.

Cung Mẫn Vương, vua Cao Ly khi đó chủ trương cải cách, xóa bỏ sự lũng đoạn quyền lực của một số quan lại và quý tộc, bao gồm gia đình hoàng hậu Ki. Năm 1358, Cung Mẫn Vương mời cha mẹ và người thân của hoàng hậu Ki tới dự một buổi yến tiệc và nhân cơ hội tàn sát tất cả.

Nhận được tin dữ, hoàng hậu Ki cực kỳ tức giận. Được sự đồng ý của hoàng đế, bà ra lệnh cho con trai là Ái Du Thức Lý Đạt Lạp dẫn đại quân tấn công Cao Ly.

"Ngoài mâu thuẫn cá nhân của hoàng hậu Ki, đây cũng được coi là nỗ lực cuối cùng của nhà Nguyên nhằm buộc Cao Ly thần phục. Ở thời điểm đó, ảnh hưởng của nhà Nguyên trong triều đình Cao Ly đã suy giảm đáng kể. Đó là lý do Cung Mẫn Vương sẵn sàng chọc giận nhà Nguyên", sử gia Hwang nói.

Ái Du Thức Lý Đạt Lạp chỉ huy 1 vạn quan tấn công Cao Ly nhưng thất bại. Ở bán đảo Triều Tiên, hoàng hậu Ki bị xem là kẻ phản bội vì đem quân tấn công quê hương.

Trở lại vào năm 1365, hoàng hậu Bá Nhan Hốt Đô đột ngột qua đời ở tuổi 42. Hoàng hậu Ki được cho là đã nhìn vào những bộ trang phục cũ rách, đơn sơ của Bá Nhan Hốt Đô  khi qua đời mà chế giễu rằng: "Đường đường là một hoàng hậu, một chính thê của hoàng đế, sao có thể mặc những bộ trang phục như vậy?". Đó là lúc hoàng hậu Ki, xuất thân là một cô gái ngoại quốc, chính thức trở thành hoàng hậu cuối cùng của nhà Nguyên ở Trung Hoa.

Cũng trong khoảng thời gian này, Trung Hoa lại xảy ra nạn đói và thiên tai, làm nhà Nguyên ngày càng suy yếu, có nguy cơ dẫn đến các cuộc nổi dậy.

Hoàng hậu Ki xuất thân là người ở bán đảo Triều Tiên.

Hoàng hậu Ki xuất thân là người ở bán đảo Triều Tiên.

Hoàng hậu Ki tin rằng đây là lúc cần có sự thay đổi. Bà đã nhiều lần tìm cách thuyết phục, thậm chí tìm cách lật đổ Nguyên Huệ Tông để đưa con trai lên ngôi. Hoàng đế từng rất buồn khi hoàng hậu chuyên quyền như vậy, từng tránh mặt suốt hai tháng nhưng vì quá nhớ nhung mà lại bỏ qua.

Năm 1368, cuộc khởi nghĩa nông dân của Chu Nguyên Chương đạt đến mức chưa từng có. Quân triều đình nhà Nguyên liên tiếp hứng chịu thất bại. 

Nguyên Huệ Tông cùng hoàng hậu Ki và các thành viên hoàng tộc khác phải tháo chạy khỏi Đại Đô, rút về Thượng Đô (nay ở Nội Mông - Trung Quốc).

Nhà Nguyên lúc này chưa sụp đổ hoàn toàn vẫn còn kiểm soát các vùng lãnh thổ ở phía Bắc Trung Hoa nên được gọi là nhà Bắc Nguyên.

Một năm sau binh biến, năm 1369, hoàng hậu Ki đột ngột qua đời không rõ nguyên nhân, thọ 54 tuổi. Nguyên Huệ Tông vì đau lòng mà sinh bệnh, mất năm 1370.

Ái Du Thức Lý Đạt Lạp, con trai của hoàng hậu Ki và Nguyên Huệ Tông trở thành hoàng đế nhà Bắc Nguyên trong 8 năm thì qua đời vào năm 1378.

Theo quan điểm của các sử gia hiện đại, nhà Minh được thành lập dưới thời Chu Nguyên Chương đã hạ thấp vai trò của hoàng hậu Ki vì bà người phụ nữ nằm trong số ít nắm quyền lực và có ảnh hưởng trong lịch sử phong kiến. Cuộc tranh giành quyền lực của bà ở hậu cung, tư tưởng thù địch với quê hương, coi gia tộc lên trên hết đã khiến hoàng hậu Ki bị phác họa tiêu cực trong lịch sử. Do đó, những công lao và đóng góp của bà dường như bị quên lãng.

Đến thời nhà Thanh, các sử gia Trung Hoa khi đó mới chỉ trích việc nhà Minh chép sử không đúng về triều đại nhà Nguyên nói chung và với cá nhân hoàng hậu Ki nói riêng.

Có thể nói, hoàng hậu Ki có thể không phải là người hoàn hảo, nhưng ý chí sinh tồn và bản lĩnh vượt qua khó khăn đã đưa bà trở thành một trong những người phụ nữ quyền lực nhất châu Á trong lịch sử, theo China Channel.

_____________________________

Đầu thế kỷ 18, Nghị viện Anh (Quốc hội) lựa chọn một người Đức, thậm chí không biết nói tiếng Anh để lên ngôi vua và nắm quyền lực tuyệt. Đằng sau quyết định này là gì? Vua Anh dần mất quyền lực ra sao trong lịch sử? Mời độc giả đón đọc bài kỳ 3 xuất bản 0h15 ngày 24/6.

Nguồn: [Link nguồn]

Catherine Đại đế được coi nữ hoàng vĩ đại nhất trong lịch sử Nga, người có công lớn giúp đế quốc Nga mở mang bờ cõi. Bà xuất thân là người Đức, được đưa sang Nga từ nhỏ, vượt qua rào cản về ngôn ngữ và sự khác biệt để trở thành một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Người ngoại quốc nắm quyền lực ở quốc gia khác Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN