Cô gái Nhật tử vong sau khi làm thêm 159 giờ
Nữ nhà báo của NHK đã bị suy tim sau khi làm thêm giờ 159 tiếng và chỉ nghỉ hai ngày trong một tháng.
Miwa Sado, 31 tuổi, tử vong vì bị suy tim sau khi làm việc quá giờ kéo dài
Một nữ nhà báo 31 tuổi làm việc ở đài truyền hình NHK Nhật Bản đã tử vong và nguyên nhân cái chết là do làm việc quá sức, các nhà điều tra về lao động vừa tuyên bố.
Miwa Sado, người làm việc tại trụ sở của NHK ở Tokyo, đã làm thêm 159 tiếng và chỉ nghỉ hai ngày trong một tháng. Việc này khiến cô bị suy tim dẫn tới tử vong hồi tháng 7 năm 2013, theo Guardian.
Sau đó, một quan chức về quy chuẩn lao động ở Tokyo kết luận nguyên nhân tử vong của Sado là karoshi (cụm từ Nhật Bản có nghĩa là “tử vong vì làm việc quá sức”). Tuy nhiên, cái chết của nữ nhà báo đến tuần này mới được NHK công bố.
Cái chết của Sado dự kiến sẽ làm tăng áp lực lên cơ quan chức năng Nhật Bản trong việc giảm thiểu số người tử vong do làm việc quá giờ.
Văn hóa công sở Nhật Bản thường buộc nhân viên làm việc thêm giờ để thể hiện sự cống hiến
Năm ngoái, một tuyên bố tương tự cũng được đưa ra về cái chết của nữ nhân viên trẻ ở công ty quảng cáo Dentsu.
Matsuri Takahashi chỉ 24 tuổi khi cô tự tử vào tháng 4.2015. Các quan chức cho biết nguyên nhân tử vong là do căng thẳng kéo dài. Takahashi đã làm việc thêm giờ hơn 100 tiếng/tháng trước khi tự tử.
Vụ việc làm dấy lên một cuộc tranh luận toàn quốc về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tại Nhật Bản. Nhiều người kêu gọi hạn chế làm thêm giờ.
Văn hóa công sở Nhật Bản thường buộc nhân viên làm việc thêm giờ để thể hiện sự cống hiến, ngay cả khi rất ít bằng chứng cho thấy làm thêm giờ gia tăng hiệu suất công việc.
Chính phủ đề xuất hạn chế giờ làm thêm ở mức 100 giờ/tháng và phạt các công ty cho nhân viên làm quá số giờ này. Nhưng các nhà phê bình nói rằng đề xuất trên vẫn khiến người lao động gặp nhiều rủi ro.
Trong văn bản đầu tiên về karoshi công bố năm ngoái, chính phủ Nhật Bản cho biết trong 5 người thì có 1 người có nguy cơ tử vong vì làm việc quá sức.
Theo đó, hơn 2.000 người Nhật đã tự sát vì căng thẳng liên quan đến công việc từ tháng 3.2015 tháng 3.2016. Ngoài ra, hàng chục nạn nhân khác tử vong vì đau tim, đột quỵ và các tình trạng khác gây ra bởi làm việc quá giờ.
Nguyên nhân cái chết của Kiyotaka, một người trẻ tuổi làm việc rất chăm chỉ, vừa được xác nhận tháng trước tại Nhật...