CNN: Ukraine đề nghị Mỹ cung cấp loại vũ khí sát thương mạnh để đối phó Nga
Quan chức và các nhà lập pháp Ukraine trong những tháng qua đã nhiều lần hối thúc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cung cấp cho quân đội Ukraine các vũ khí chứa đầu đạn chùm.
Bom chùm CBU-105 nặng 450kg của Mỹ, bên trong chứa 10 quả bom nhỏ hơn.
Các vũ khí chứa đầu đạn chùm đã được hơn 100 quốc gia đưa vào danh sách cấm sử dụng, theo Công ước về bom đạn chùm có hiệu lực năm 2010. Mỹ, Nga, Ukraine và nhiều quốc gia khác không tham gia công ước này.
Thông tin Ukraine hối thúc Mỹ cung cấp vũ khí chứa đầu đạn chùm được được đài CNN tiết lộ vào ngày 7/12. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần nhận được yêu cầu này và chưa đưa ra quan điểm từ chối, CNN cho biết.
Bom chùm được liệt vào danh sách các vũ khí sát thương mạnh. Chúng không phải là vũ khí tấn công chính xác, khi sử dụng sẽ tạo ra vô số những quả bom nhỏ phân tán trên các khu vực rộng lớn, tạo ra rủi ro về lâu dài.
Mark Hiznay, một chuyên gia vũ khí, nói trên đài CNN rằng, vô số những quả bom cỡ nhỏ được phóng ra từ bom chùm, phát nổ đồng thời trên một khu vực rộng lớn tạo ra sát thương đáng kể.
Đối với Ukraine, bom chùm có thể giải quyết hai vấn đề chính. Một là đáp ứng nhu cầu bổ sung thêm đạn dược cho các hệ thống pháo và rocket mà Mỹ đã cung cấp. Thứ hai là cách để đối phó với ưu thế về pháo binh của Nga, theo CNN.
Một quả đạn đã được tháo đầu đạn nổ, lấy từ đạn rocket sử dụng cho hệ thống pháo phản lực Nga.
Theo nguồn tin mà CNN thu thập, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden coi việc cung cấp cho Ukraine bom chùm là giải pháp cuối cùng nếu các loại bom đạn khác cạn kiệt trong kho dự trữ.
Nguồn tin cũng cho biết, Mỹ chưa cân nhắc một cách nghiêm túc do những hạn chế mà Quốc hội đặt ra đối với loại vũ khí sát thương cao này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden có quyền tạm dừng hạn chế từ Quốc hội để cung cấp cho Ukraine bom chùm. Nhưng trước mắt, vấn đề này chưa được tính tới.
"Việc Ukraine giành được bước tiến trên chiến trường trong xung đột hiện nay và tương lai không phụ thuộc hoặc liên quan đến vũ khí chứa đầu đạn chùm", một nguồn tin trong Quốc hội Mỹ nói.
Theo CNN, kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, cả Nga và Ukraine đều sử dụng các vũ khí chứa đầu đạn chùm. Đây không phải là vũ khí bị cấm sử dụng trong giao tranh.
Đạn rocket 300mm được Nga sử dụng cho các hệ thống pháo phản lực Smerch có thể phóng ra 72 quả đạn nhỏ trên khu vực tương đương sân bóng đá.
"Nga sử dụng vũ khí chứa đầu đạn chùm nhằm vào chúng tôi. Vậy nên chúng tôi cần đáp trả tương xứng", một quan chức Ukraine giấu tên nói trên CNN. "Mỹ không nên quá lo lắng về những thiệt hại liên quan. Chúng tôi chỉ sử dụng vũ khí nhằm vào binh sĩ Nga, không nhằm vào dân thường".
Mỹ hiện duy trì một số lượng lớn vũ khí loại này trong kho dự trữ, trong đó có đạn pháo và đạn rocket gắn đầu đạn chùm, sử dụng cho pháo phản lực HIMARS và lựu pháo M777.
Quân đội Ukraine cho rằng, loại đạn có sát thương cao hơn sẽ giúp tấn công các mục tiêu hiệu quả hơn, đặc biệt là những mục tiêu tập trung số lượng lớn binh sĩ Nga.
Kể từ năm 2016, Mỹ đã loại bỏ dần vũ khí chứa đầu đạn chùm, thay vào đó là các đầu đạn chứa hàng trăm ngàn mảnh thép vonfram. Đầu đạn này vẫn tạo ra sức sát thương đối cao trên phạm vi rộng nhưng không để lại những quả bom chưa phát nổ như bom chùm.
Nhược điểm là các mảnh thép không thể xuyên phá các mục tiêu ẩn nấp hoặc được che chắn so với bom chùm.
Hồi tháng 10, có những thông tin cho rằng Mỹ đã cung cấp cho Ukraine đạn rocket M30A1 sử dụng cho hệ thống HIMARS. Loại đạn này chứa 180.000 mảnh thép vonfram.
Tuy vậy, Ukraine vẫn muốn Mỹ cung cấp bom chùm do khả năng tạo ra sát thương lớn hơn. "Bom chùm hiệu quả hơn ở những nơi Nga tập trung một lượng lớn binh lực", quan chức Ukraine giấu tên nói trên CNN.
Các lực lượng Nga đã nã hơn 1.000 lần tên lửa và rocket nhằm vào mạng lưới điện của Ukraine. Mạng lưới điện này vẫn hoạt động dù chịu nhiều hư hại, hãng thông tấn Interfax...
Nguồn: [Link nguồn]