CNN: Canh bạc của ông Macron ngăn phe cực hữu nắm quyền, không ngờ đẩy Pháp vào hỗn loạn

Sự kiện: Tin tức Pháp
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thành công trong việc ngăn phe cực hữu trỗi dậy nhưng đảng cầm quyền của ông cũng mất gần 100 ghế tại Quốc hội sau cuộc bầu cử hôm 7/7.

Người Pháp tập trung tại Quảng trường République trong ngày bầu cử 7/7.

Người Pháp tập trung tại Quảng trường République trong ngày bầu cử 7/7.

Theo CNN, đầu tháng trước, ông Macron thông báo giải tán Quốc hội để tổ chức cuộc bầu cử sớm. Mục tiêu của ông Macron là ngăn phe cực hữu đối lập trỗi dậy, thuyết phục người dân Pháp tiếp tục ủng hộ liên minh trung dung cầm quyền.

Tuy nhiên, kết quả bầu cử hôm 7/7 đã gây bất ngờ. Liên minh cánh tả, gọi là Mặt trận bình dân mới (NFP) vốn ít được nhắc đến trước cuộc bầu cử, đã bất ngờ giành được 182 ghế trong Quốc hội. Liên minh trung dung của ông Macron giành được 162 ghế còn đảng Mặt trận Quốc gia (RN) cực hữu chỉ giành được 143 ghế, theo kết quả do Bộ Nội vụ Pháp công bố.

Cuộc bầu cử hôm 7/7 là cuộc bầu cử Quốc hội có tỉ lệ cử tri Pháp đi bầu cao nhất trong 20 năm qua. Người Pháp đã đưa ra quyết định không muốn phe cực hữu đối lập nắm quyền lãnh đạo chính phủ, CNN bình luận.

Tuy nhiên, do phe cánh tả không đạt đủ 289 ghế trong Quốc hội để chiếm đa số và trong khi vai trò của ông Macron suy yếu, nước Pháp đang chìm trong bất ổn và hỗn loạn hơn bao giờ hết.

Khác với các quốc gia châu Âu khác, nền chính trị Pháp không có tiền lệ xây dựng liên minh sau bầu cử. Liên minh cánh tả NFP không muốn hợp tác với liên minh trung dung của ông Macron để cùng nắm quyền. Đảng nước Pháp bất khuất (La France Insoumise - LFI) hiện có ảnh hưởng nhất trong liên minh cánh tả. Lãnh đạo LFI, ông Jean-Luc Melenchon đang là người có cơ hội trở thành tân Thủ tướng Pháp.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn chưa xuất hiện công khai sau cuộc bầu cử ngày 7/7.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn chưa xuất hiện công khai sau cuộc bầu cử ngày 7/7.

Nhưng liên minh trung dung của ông Macron coi đảng LFI có tư tưởng cực đoan không khác gì đảng cực hữu RN và loại trừ khả năng hợp tác.

Theo CNN, điều mà ông Macron có thể hi vọng là sự chia rẽ trong liên minh cánh tả để phe trung tả có thể tách ra và ủng hộ liên minh trung dung.

Đối với đảng đối lập cực hữu của nữ chính trị gia Marine Le Pen, tuy thất bại trong cuộc bầu cử nhưng tầm ảnh hưởng của đảng đối lập vẫn đang không ngừng cải thiện.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội Pháp năm 2017, đảng RN chỉ giành được 8 ghế. Đến năm 2022, RN giành được 89 ghế và đến nay là 143 ghế.

Với sự phân cực sâu sắc trong Quốc hội Pháp, không có hi vọng nào cho những cải cách lớn ở cấp độ quốc gia, CNN nhận định. Không một đảng nào trong 3 chính đảng lớn ở Pháp có thể áp đặt chính sách với dấu ấn riêng trong thời gian tới.

Sự phân cực như vậy cũng có thể sẽ tạo rào cản trong việc ngăn Pháp hỗ trợ mạnh mẽ cho Ukraine. Ông Macron từng tuyên bố sẵn sàng gửi quân đến Ukraine, cho phép Kiev sử dụng vũ khí do Pháp cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Bà Le Pen lại nêu quan điểm ngược lại.

Phe cánh tả do ông Melenchon lãnh đạo khá kín tiếng trong vấn đề Ukraine, nhưng chủ trương cơ bản là tránh các hành động leo thang căng thẳng với Nga.

Có thể nói, ông Macron đã thành công trong việc ngăn phe cực hữu trỗi dậy nhưng lại đẩy nước Pháp vào hỗn loạn với sự phân cực sâu sắc trong Quốc hội.

Với việc không có cuộc bầu cử Quốc hội nào có thể diễn ra trong ít nhất một năm nữa, nước Pháp đang phải đối mặt với những bất định. Cuối tháng này, thế giới sẽ lại đổ dồn sự chú ý tới Pháp khi quốc gia tổ chức Thế vận hội mùa hè.

Bạo loạn bùng phát trên đường phố Pháp sau khi kết quả thăm dò cho thấy phe cánh tả bất ngờ vượt lên trong cuộc bầu cử Quốc hội Pháp, chấm dứt hi vọng của phe cực hữu về khả năng thành lập chính phủ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Pháp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN