CNN: 3 phụ nữ nói về cuộc sống ở Afghanistan dưới thời “Taliban 2.0”

Kể từ khi Taliban nắm quyền ở Afghanistan, chiếm các tỉnh một cách thần tốc, rất khó để phác họa bức tranh tổng thể về cuộc sống của người dân bên ngoài Kabul. Đặc biệt là với phụ nữ.

Các phụ nữ ở Afghanistan mặc đồ trùm kín toàn thân.

Các phụ nữ ở Afghanistan mặc đồ trùm kín toàn thân.

Hôm 19.8, đài CNN của Mỹ đã phỏng vấn 3 phụ nữ. Tất cả đều ngoài 20 và có học vấn cao, trả lời về cuộc sống của họ đã thay đổi như thế nào dưới thời “Taliban 2.0”.

Cả 3 phụ nữ đều từng sống qua giai đoạn cai trị hà khắc của Taliban (1996 – 2001) khi còn nhỏ. CNN không tiết lộ danh tính của những phụ nữ này vì lý do an ninh.

Chạy tới Kabul

Một phụ nữ hiện đã sơ tán tới ở Kabul cùng gia đình, sau khi rời căn nhà bị trúng rocket ở thành phố Kunduz.

“Kunduz không phải là nơi để ở bây giờ. Không ai nên ở đó”, người phụ nữ nói. “Tôi vẫn liên lạc với các bạn cũ vẫn đang ở Kunduz. Họ nói phụ nữ không được ra ngoài, mọi người phải ở nhà”.

“Những người có việc làm rất sợ phải ra ngoài. Mọi người sợ sẽ chạm trán các tay súng Taliban, có thể đe dọa tính mạng họ”, người phụ nữ nói với CNN.

Hình ảnh phụ nứ phải mặc đồ che kín toàn thân đang quay trở lại ở Afghanistan.

Hình ảnh phụ nứ phải mặc đồ che kín toàn thân đang quay trở lại ở Afghanistan.

Người phụ nữ nói các công chức bị ảnh hưởng lớn nhất vì không dám quay lại làm việc. Những người làm kinh doanh tự do không nhận thấy thay đổi lớn.

“Vấn đề là, không ai tin vào những lời hứa hẹn của Taliban”, người phụ nữ nói.

“Tôi không tin rằng Taliban đã thay đổi. Chúng tôi nghĩ Taliban chỉ tỏ ra bớt cực đoan hơn vì cộng đồng quốc tế và Liên Hợp quốc đang theo dõi sát sao”, người phụ nữ trả lời trên CNN.

Người phụ nữ đang cố gắng tìm cách rời Afghanistan nhưng đến nay không có kết quả. Taliban không cho phép người Afghanistan tới sân bay Kabul.

Mắc kẹt ở Kunduz

Ở các tỉnh cách xa Kabul, cuộc sống của người dân Afghanistan vốn đã khó khăn. Phụ nữ thiếu cơ hội việc làm và nguồn lực dành cho họ. Taliban nắm quyền càng tạo thêm sức ép với các phụ nữ.

Ở Kunduz, thành phố có khoảng 350.000 người sinh sống. Một phụ nữ khác nói với CNN rằng, cô đang cố gắng để tồn tại. Cha cô từng làm việc cho Liên Hợp quốc, nhưng nay mất việc.

“Điều chúng tôi lo ngại nhất hàng ngày là lương thực, nước uống và nơi nào có những nhu cầu thiết yếu đó”, người phụ nữ thứ hai nói.

Cô mô tả tình hình ở thành phố khá yên tĩnh, nhưng căng thẳng.

“Mọi người rất lo lắng. Taliban nói các cô gái có thể đi học trở lại. Nhưng vẫn cần có người thân là nam giới dẫn đi. Các cô gái không còn được là chính mình nữa”, người phụ nữ thứ hai nói thêm.

“Một ngày nọ, một nữ giáo viên lên xe để tài xế chở tới trường học. Các tay súng Taliban tình cờ nhìn thấy, đánh đập tài xế khi người này thừa nhận chở phụ nữ mà không có người thân là nam giới đi cùng”, người phụ nữ kể lại.

Người phụ nữ rất muốn rời Kunduz, rời Afghanistan nhưng chưa có tổ chức nào đứng ra sắp xếp.

Cú sốc ở Herat

Phát ngôn viên Taliban khẳng định tổ chức sẽ tôn trọng quyền được đi học, đi làm của phụ nữ.

Phát ngôn viên Taliban khẳng định tổ chức sẽ tôn trọng quyền được đi học, đi làm của phụ nữ.

Herat là thành phố lớn thứ ba ở Afghanistan với 500.000 người. Thành phố mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, là trung tâm văn hóa.

“Mọi người đều bị sốc”, người phụ nữ thứ ba nói. “Sự sụp đổ quá nhanh của chính phủ Afghanistan và Taliban nắm quyền đặt ra nhiều câu hỏi cho người dân ở đây”.

“Taliban nói họ đem tới hi vọng về sự ổn định và hòa bình. Sự hiện diện của các tay súng Taliban ở Herat là rất dày đặc, hơn cả ở thủ đô Kabul”, người phụ nữ trả lời phỏng vấn trên CNN.

“Mọi người muốn chờ xem Taliban 2.0 sẽ áp dụng các điều luật như thế nào. Đối với đàn ông, có lẽ không ảnh hưởng lắm. Nhưng với phụ nữ là điều rất căng thẳng”, người phụ nữ nói. “Chúng tôi muốn biết sự khác biệt trong cách Taliban đối xử với phụ nữ như giai đoạn cầm quyền đầu tiên”.

“Đàn ông không căng thẳng như phụ nữ, nhưng cũng rất lo lắng cho vợ con, đặc biệt là con gái còn nhỏ”, người phụ nữ nói.

Theo người phụ nữ, nhiều người muốn rời đất nước vì tương lai bất định khi Taliban quay trở lại nắm quyền. Những người từng làm việc cho chính quyền cũ có lý do để cảm thấy lo lắng nhất, dù rằng Taliban đã cam kết sẽ ân xá cho họ.

“Ở Herat, Taliban đến gõ cửa từng nhà để kiểm tra danh tính, đặc biệt là nhà của những người có liên quan đến các đơn vị đặc nhiệm Afghanistan”, người phụ nữ nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Lỗ hổng chí mạng khiến quân đội “kiểu Mỹ” của Afghanistan sụp đổ tan tác trước Taliban

Trong 20 năm ở Afghanistan, Mỹ đã đào tạo một quân đội Afghanistan chiến đấu “theo kiểu Mỹ”, với các chiến dịch có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN