Chuyện tình dị thường của Hòa Thân: Mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình
Thời Tam Quốc, có Tào Tháo thích chung giường với vợ kẻ thù, thời nhà Thanh lại có Hòa Thân mê vợ cũ của người khác. Đến người từng là cung nữ phục vụ hoàng đế Càn Long, đại quan tham Hòa Thân cũng muốn chiếm đoạt, theo Sohu.
Là “mỹ nam” nổi tiếng Thanh triều, Hòa Thân có tới 9 người vợ và họ đều là những tuyệt sắc giai nhân (ảnh minh họa từ phim truyền hình Trung Quốc)
Hòa Thân là đệ nhất quan tham triều Thanh, nhưng ông ta chưa bao giờ nghĩ đến chuyện tạo phản. Càn Long hiểu rõ điều này nên nhiều lần “mắt nhắm mắt mở” bỏ qua nhiều việc làm khuất tất của Hòa Thân. Tuy nhiên, nếu biết Hòa Thân không ít lần “liếc mắt đưa tình” với cung nữ của mình, Càn Long có lẽ không còn có thể tiếp tục làm ngơ.
Cũng giống như những giai thoại về sự phong lưu, đa tình của hoàng đế Càn Long, chuyện “hậu cung” nhà Hòa Thân được sử sách ghi chép lại rất ít.
Theo Sohu, nếu không tính những mối quan hệ trăng gió bên ngoài, Hòa Thân có tất cả 9 người vợ.
Phùng Tế Văn – người vợ đầu tiên và cũng là người phụ nữ Hòa Thân yêu nhất – mất sớm khiến ông ta không ngớt đau lòng. Sau khi Hòa Thân bị xử tử, 8 người vợ còn lại đều nhận kết cục xấu. Người tự vẫn theo Hòa Thân, kẻ bỏ trốn phiêu bạt khắp nơi.
Người đời coi trọng môn đăng hộ đối, Hòa Thân quyền lực nghiêng trời lại chỉ quan tâm sắc đẹp. Ông ta từng bất chấp mạo hiểm, tìm cách đưa cung nữ của Càn Long ra khỏi cung, đem về giấu trong Hòa phủ.
Mỗi người vợ của Hòa Thân lại có hoàn cảnh khác nhau, thậm chí có người xuất thân là nô tì, kỹ nữ. Tuy nhiên họ đều là những tuyệt sắc giai nhân một thời và được Hòa Thân hết sức yêu chiều. Xét về nhan sắc, trong số những người vợ của Hòa Thân, có 3 mỹ nhân nổi bật hơn cả đó là Hắc Mai Khôi, Mary và Nạp Lan. Thân thế của 3 người này cũng bí ẩn hơn hết thảy.
Theo New.qq, Hắc Mai Khôi là mỹ nhân được Uông Như Long – thương gia buôn muối giàu có nức tiếng Dương Châu – dâng lên Càn Long trong một lần hoàng đế tuần du Giang Nam. Nàng được cho là sở hữu làn da bánh mật, vóc dáng khỏe mạnh, đầy đặn. Vẻ đẹp đặc biệt của Hắc Mai Khôi khiến Hòa Thân mê mẩn suốt nhiều năm ngay cả khi người đẹp đã trở thành người hầu hạ hoàng đế.
Việc Uông Như Long dâng Hắc Mai Khôi cho Càn Long khiến Hòa Thân vừa tiếc vừa giận. Không làm gì được Càn Long, ông ta trút giận lên Uông Như Long khiến thương gia này phải dâng 10 vạn lượng bạc để tạ tội, theo Sohu.
“Mất ăn mất ngủ” vì Hắc Mai Khôi nên mỗi khi có dịp vào cung, Hòa Thân thường tìm cách tiếp cận nàng để “mắt đưa mày liếc”. Xét về quan hệ với phụ nữ, Hòa Thân được cho là biết “thương hoa tiếc ngọc” hơn hoàng đế Càn Long nổi tiếng phong lưu.
Những năm cuối thời Càn Long, cứ mỗi dịp mùa xuân, một số cung nữ ít được hoàng đế “để mắt” sẽ bị trục xuất khỏi cung. Hòa Thân nhân cơ hội này, bỏ tiền mua chuộc thái giám, lén lút đưa Hắc Mai Khôi về Hòa phủ. Từng là cung nữ hầu hạ Càn Long, Hắc Mai Khôi cuối cùng lại trở thành vợ lẽ Hòa Thân. Điều này cho thấy thứ Hòa Thân muốn có, dù nằm trong tay Càn Long, ông ta cũng quyết lấy bằng được.
Năm 1799, Gia Khánh công bố 20 tội của Hòa Thân, một trong số đó là “lén đưa cung nữ trong cung về làm vợ lẽ”. Hắc Mai Khôi chính là mỹ nữ khiến Hòa Thân phạm trọng tội này. Sau khi Hòa Thân thắt cổ chết, Hắc Mai Khôi vơ vét tài sản rồi trốn khỏi Hòa phủ, lưu lạc không rõ tung tích.
Cùng bỏ trốn với Hắc Mai Khôi còn có Mary – người vợ nước ngoài của Hòa Thân. Theo Sohu, Mary là người vợ cuối cùng mà Hòa Thân cưới về trước khi chết. Bà là người phương Tây, nổi bật với thân hình cao lớn, đầy đặn và quyến rũ. Vì là người ngoại quốc, đôi mắt của Mary mang nét đẹp quyến rũ độc nhất vô nhị. Hòa Thân vừa nhìn vào đã bị “hớp hồn” ngay.
Hòa Thân chi rất nhiều tiền để bà “vợ Tây” không cảm thấy lạc lõng nơi xứ người. Không chỉ sống riêng trong một căn phòng kiểu cách châu Âu, đồ dùng, thực phẩm cho Mary còn được nhập từ nước ngoài về. Hòa Thân cũng thuê riêng một đầu bếp chuyên nấu món Tây để phục vụ những bữa ăn của Mary.
Nhờ mối quan hệ tốt với Công ty Đông Ấn Ấn (công ty do Anh thành lập nhằm khai thác thuộc địa Ấn Độ), không khó để Hòa Thân làm được những điều này. Có thể nói trong số 9 bà vợ, Mary là người được Hòa Thân chiều chuộng nhất, cũng là người khiến ông ta tốn kém nhất.
Thân thế của Mary vẫn còn là điều gây tranh cãi, theo Qulishi. Có quan điểm cho rằng, Hòa Thân “sở hữu” người đẹp ngoại quốc nhờ mối làm ăn giữa các tiệm cầm đồ của ông ta với Công ty Đông. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, Mary là “cống phẩm” của sứ giả phương Tây dâng lên hoàng đế Càn Long, sau này được đưa ra khỏi cung, trở thành vợ lẽ Hòa Thân.
Ngoài ra, có khả năng Mary và Hắc Mai Khôi thực chất chỉ là một người. Hắc Mai Khôi (hoa hồng đen) giống với danh hiệu chỉ vẻ đẹp đặc biệt của Mary – một phụ nữ nước ngoài – hơn là giống với tên người. Cuối cùng, quê quán của Mary cũng là ẩn số. Trong các tư liệu lịch sử, bà chỉ nổi tiếng là người vợ ngoại quốc được Hòa Thân yêu chiều hết mực mà thôi.
Chuyện tình với Nạp Lan khiến Hòa Thân bị người đời chê cười (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)
Lật lại tình sử của Hòa Thân, dễ thấy rằng ông ta đặc biệt hứng thú với vợ cũ của người khác. Hắc Mai Khôi, Trường Nhị Cô, Ngô Liên Khanh đều là những trường hợp như vậy. Nếu như Hắc Mai Khôi được Hòa Thân đưa ra khỏi hậu cung của Càn Long thì Ngô Liên Khanh lại được ông ta cưới về sau khi đã mất chồng. Trường Nhị Cô ban đầu là thiếp của viên quan làm việc ở Hình bộ tên Tào Tư Viên, sau đó bị chính chồng “dâng” lên cho Hòa Thân.
Nếu như đưa Hắc Mai Khôi ra khỏi cung là điều khiến Hòa Thân phạm tội thì mối quan hệ giữa ông ta với Nạp Lan lại khiến người đời khó chấp nhận. Trên danh nghĩa là con gái nuôi nhưng thực tế Nạp Lan lại là nhân tình của Hòa Thân, theo Sohu.
Tô Lăng Á – cha của Nạp Lan – vì muốn thăng quan tiến chức đã đem cả con gái xinh như hoa như ngọc ra hối lộ Hòa Thân. Khi mới vào Hòa phủ, Nạp Lan mới 14 tuổi. Sắc đẹp của nàng nhanh chóng khiến kẻ háo sắc như Hòa Thân mê mẩn.
Sau khi dâng con gái như một cách “hối lộ tình dục”, Tô Lăng Á được Hòa Thân điều về Bắc Kinh, thăng từ chức đạo đài (viên quan quản lý việc giáo dục ở địa phương) lên thị lang (tương đương với thứ trưởng ngày nay).
Là mỹ nhân nhỏ tuổi nhất trong Hòa phủ, Nạp Lan rất được Hòa Thân cưng chiều nhưng nàng không có danh phận vì đã trót nhận đại quan tham là cha. Hòa Thân cũng chưa bao giờ dám vượt qua danh nghĩa cha – con để cưới Nạp Lan như những người vợ khác. Nếu dám làm điều đó, ông ta chắc chắn sẽ bị người đời chê cười, lên án vì coi thường luân lý.
Sau khi Hòa Thân bị xử tử, Nạp Lan cũng lưu lạc không rõ tung tích.
“Hậu cung” trong Hòa phủ là đề tài khiến nhiều người tò mò, cũng gây không ít tranh cãi (ảnh: New.qq)
Theo New.qq, “hậu cung” bí ẩn trong Hòa phủ cũng như thân thế không rõ ràng về những người vợ của Hòa Thân là đề tài khiến dân gian thêu dệt nên không ít câu chuyện.
Có thuyết âm mưu cho rằng, sở dĩ hoàng đế Gia Khánh xử tử Hòa Thân nhưng lại tha chết cho cả gia đình ông ta là do phải lòng một trong những người vợ của quan tham. Cũng có người nói rằng, sau khi Hòa Thân chết, Gia Khánh không chỉ tịch thu số tài sản tham nhũng khổng lồ mà còn “tịch thu” cả những bà vợ của ông ta. Việc sử liệu về những người vợ của Hòa Thân trở nên mập mờ là do bị Gia Khánh can thiệp…
Tuy nhiên, đây chỉ là những giả thuyết thiếu chứng cứ xác thực. Theo các chuyên gia nghiên cứu lịch sử, chính Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa – con dâu Hòa Thân, em gái vua Gia Khánh – là người có công lớn trong việc cầu xin hoàng đế tha chết cho những người mẹ chồng của mình.
Mặt khác, vì vây cánh của Hòa Thân quá lớn, hoàng đế Gia Khánh chỉ có thể giải quyết nhanh gọn ông ta và tránh truy cứu những người liên quan. Ngay cả con trai Hòa Thân – Phong Thân Ân Đức – cũng may mắn được tha chết.
Sau khi Hòa Thân chết, Phong Thân Ân Đức không có con trai nối dõi. Đại quan tham giàu có bậc nhất thế giới, phong lưu một đời, cuối cùng lại chịu cảnh không người hương hỏa. Suy cho cùng cũng là bởi một chữ tham.
Không chỉ tham lam, Hòa Thân còn nổi tiếng là người ham mê. Vợ cả, thê thiếp của ông ta đều là những mỹ nhân tuyệt...
Nguồn: [Link nguồn]