Chuyên gia: Xung đột Ukraine - nơi bản chất chiến tranh hiện đại phơi bày rõ nhất

Theo trang Business Insider, các hình thức giao tranh quân sự đã thay đổi rất nhiều kể từ Thế chiến II, và bản chất của chiến tranh hiện đại đang được thể hiện rõ nhất trong xung đột Ukraine.

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine là cuộc xung đột vũ trang lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ II.

Theo trang Business Insider, các hình thức giao tranh đã thay đổi rất nhiều kể từ sau khi phe Đồng minh đánh bại Phát xít. Dù Nga và Ukraine vẫn giao tranh bằng máy bay và tên lửa, các "trận chiến" giữa hai bên đã và đang diễn ra nhiều hơn trong không gian mạng và dưới các hình thức tác chiến điện tử.

Tác chiến điện tử

Chiến tranh mạng và tác chiến điện tử đều đóng vai trò quan trọng trong xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, tác chiến điện tử đặc biệt quan trọng trên chiến trường hiện đại. Chiến lược này xuất hiện nhiều nhất trong xung đột Ukraine.

Bảng mạch máy tính trong một hệ thống phòng không Pantsir-C của Nga bị bắn cháy. Ảnh: ALEKSANDR GUSEV

Bảng mạch máy tính trong một hệ thống phòng không Pantsir-C của Nga bị bắn cháy. Ảnh: ALEKSANDR GUSEV

Theo định nghĩa từ Bộ Quốc phòng Mỹ, tác chiến điện tử là các hoạt động quân sự sử dụng năng lượng điện từ để tấn công hoặc làm gián đoạn hoạt động của đối thủ. Nó có khả năng ảnh hưởng đến mọi thiết bị sử dụng điện và có thể được thực hiện trên mặt đất, trên không, trên bộ, trên biển và ngoài không gian.

Có ba cách phân chia rộng rãi của tác chiến điện tử.

Thứ nhất, chiến thuật tấn công điện tử sử dụng năng lượng điện từ để phá vỡ hoặc ngăn cản việc sử dụng phổ điện từ của đối phương.

Thứ hai, chiến thuật bảo vệ điện tử đảm bảo các lực lượng của phe mình được tiếp cận phổ điện từ.

Thứ ba là hỗ trợ tác chiến điện tử. Nó giúp xác định phát xạ điện tử nào là của phe mình và cái nào là của phe đối thủ để quyết định sẽ sử dụng hình thức tấn công hay bảo vệ điện tử.

Một ví dụ nổi bật của chiến tranh điện tử ở Ukraine là việc đánh chặn và làm gián đoạn liên lạc điện tử. Sau khi bị Ukraine chặn thông tin liên lạc, các đơn vị Nga không thể trao đổi hiệu quả với nhau, cũng như khó nhận lệnh từ Moscow.

Một chiếc máy tính bị bỏ lại gần một chiến hào do lính Nga đào trong Rừng Đỏ của Ukraine. Ảnh: RAUL MORENO

Một chiếc máy tính bị bỏ lại gần một chiến hào do lính Nga đào trong Rừng Đỏ của Ukraine. Ảnh: RAUL MORENO

Ngoài ra, quân đội Nga sử dụng các phương tiện lớn, được bọc thép dày để mang các hệ thống tác chiến điện tử. Tuy nhiên, những phương tiện này rất dễ bị nhận ra bằng mắt thường và bằng điện tử. Máy bay không người lái của Ukraine đã có thể phát hiện các hệ thống tác chiến của Nga.

Ông Herm Hasken - đối tác và nhà tư vấn hoạt động cấp cao tại công ty MarkPoint Technologies, nói với Business Insider: “Điều này khiến các hệ thống tác chiến có thể bị nhắm mục tiêu ngay lập tức, vì chúng được coi là những mục tiêu có giá trị cao”.

Điều đó cũng áp dụng cho việc Ukraine nhắm mục tiêu vào nhiều hệ thống tên lửa phóng loạt của Nga, ông Hasken - người dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tình báo, và từng phục vụ trong Bộ Chỉ huy Hoạt động Đặc biệt Mỹ, cho biết thêm.

Chiến tranh mạng

Trái với dự kiến, chiến tranh mạng đóng một vai trò tương đối nhỏ trong xung đột Ukraine. Tuy nhiên, nó đã có tác động trước và trong cuộc xung đột.

Chiến tranh mạng được sử dụng để làm gián đoạn, phá hủy và chặn quyền truy cập của đối thủ vào mạng và internet của chính họ. Vũ khí của chiến tranh mạng có nhiều dạng, bao gồm việc xóa dữ liệu khỏi thiết bị, làm mất uy tín và tạo ra mục tiêu giả mạo, và giảm lưu lượng truy cập vào các trang web và mạng có lượng tương tác cao.

Anten vệ tinh của một tòa nhà dân cư thuộc TP Hostomel (Ukraine) bị phá hủy trong chiến dịch quân sự của Nga. Ảnh: MAXYM MARUSENKO

Anten vệ tinh của một tòa nhà dân cư thuộc TP Hostomel (Ukraine) bị phá hủy trong chiến dịch quân sự của Nga. Ảnh: MAXYM MARUSENKO

Nga đã sử dụng dạng đầu tiên là xóa dữ liệu các trang web và mạng chính thức của Ukraine.

Trong khi đó, Ukraine không tự mình chống lại Nga. Mỹ và các quốc gia khác đã cung cấp vũ khí trị giá hàng chục tỉ USD cho Kiev. Các dịch vụ tình báo phương Tây cũng cung cấp cho Ukraine thông tin tình báo kịp thời và chính xác về quân đội Nga và về kế hoạch của họ.

Gần đây, Mỹ tiết lộ rằng họ đã thực hiện các hoạt động tấn công mạng nhằm hỗ trợ Ukraine. Tướng Paul Nakasone - Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia kiêm Tư lệnh Bộ Chỉ huy Không gian mạng Mỹ, nói trên kênh Sky News rằng Mỹ đã "tiến hành một loạt hoạt động trên toàn bộ phạm vi: tấn công, phòng thủ, và mặt trận thông tin”.

Tướng Nakasone không nêu chi tiết về các hoạt động cũng như mục tiêu của Mỹ. Tuy nhiên, Nhà Trắng cho biết họ không vượt qua ranh giới mà Tổng thống Joe Biden đã đặt ra, để tránh dẫn đến xung đột trực tiếp với Moscow.

Bài học về chiến tranh hiện đại nhìn từ xung đột Ukraine

Theo Business Insider, những gì đang diễn ra ở Ukraine cho thấy việc đổi mới và tăng khả năng thích ứng trong một cuộc xung đột hiện đại là điều vô cùng cần thiết.

Theo ông Hasken, Lầu Năm Góc nên đánh giá nhanh chóng để xác định cách kết hợp các khả năng tác chiến mạng, lực lượng hoạt động đặc biệt và các tiến bộ khoa học trong không gian, để vượt qua các mối đe dọa mới nổi ở Tây Thái Bình Dương.

Ông cho biết trong các mối đe dọa này có chiến lược A2/AD (chống tiếp cận/không cho xâm nhập) mà Trung Quốc đang triển khai để cản trở các hoạt động của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

"Quân đội Mỹ phải xem xét những chiến thuật và công nghệ cần thiết để chống lại các chiến lược A2/AD của các đối thủ và đối thủ gần ngang hàng, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” - ông nói.

Tên lửa Nga gặp trục trặc, quay đầu như boomerang?

Một số video đang được lan truyền trên mạng xã hội với mô tả rằng một tên lửa của Nga đã thất bại sau khi rời khỏi bệ phóng, nên đã quay đầu như boomerang và nổ tung gần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KHÁNH NHƯ ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN