Chuyên gia: Ukraine khó lòng giành lại Kherson trước nguy cơ bị Nga sáp nhập

Ở tuần 24 của chiến sự, các đợt phản công của Ukraine ở tỉnh Kherson không đạt được bước tiến quan trọng nào. Cục diện hiện tại dường như đang chống lại Ukraine, khiến nước này khó lòng giành lại Kherson trước khi tỉnh này có nguy cơ bị Nga sáp nhập.

Theo hãng tin Al Jazeera, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine bước sang tuần thứ 24, cuộc phản công của Ukraine ở tỉnh Kherson không đạt được bước tiến quan trọng nào. Điều này khiến Ukraine khó lòng giành lại Kherson trước khi tỉnh này bị Nga sáp nhập, theo nhiều nhà quan sát.

Trước đó, hãng thông tấn TASS ngày 26-7 dẫn lời ông Kirill Stremousov - Phó lãnh đạo chính quyền quân sự - dân sự Kherson cho biết một cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập tỉnh này vào Nga sẽ diễn ra bất chấp chính quyền Kiev có làm gì đi nữa.

Ông Vladimir Rogov - quan chức thuộc chính quyền tỉnh Zaporizhia cho biết cuộc trưng cầu ý dân ở khu vực này về việc sáp nhập vào Nga rất có thể sẽ diễn ra vào tháng 9 và nói thêm rằng: "Rất có thể cuộc trưng cầu ý dân ở Zaporizhia và Kherson sẽ diễn ra cùng lúc".

Nếu cuộc trưng cầu dân ý ở Kherson diễn ra vào tháng 9, thì Ukraine thực sự đang mặt nhiều khó khăn.

Thiếu nhân lực

Trước đó, chính quyền Ukraine cam kết sẽ phản công ở Kherson vào tháng 8. Tuy nhiên, ông Panagiotis Gartzonikas - giảng viên tại Trường Cao đẳng Quốc phòng Quốc gia của Hy Lạp, cho biết ông vẫn chưa thể biết chắc “liệu Kiev cuối cùng có phản công hay không”.

Theo ông, cả Nga và Ukraine đều đang thiếu các binh sĩ được huấn luyện.

Xe tăng của lực lượng Ukraine khai hỏa ở tỉnh Donestk ngày 12-8. Ảnh: REUTERS

Xe tăng của lực lượng Ukraine khai hỏa ở tỉnh Donestk ngày 12-8. Ảnh: REUTERS

“Với vũ khí được viện trợ, Ukraine đã đạt được một số mục tiêu, nhưng họ không thể giành lại Kherson. Quân Nga hiện ở phía nam sông Dnipro và phía bắc Ukraine. Để giành lại Kherson, quân Ukraine phải vượt sông Dnipro” - ông nói.

“Việc đó phụ thuộc rất nhiều yếu tố, chứ không chỉ pháo và tên lửa” - ông nói thêm.

Thiếu vũ khí

Hiện Ukraine đang kêu gọi phương Tây gửi nhiều vũ khí hạng nặng hơn, cũng như chuyển giao chúng nhanh hơn. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine - ông Oleksiy Reznikov cho biết nước này cần 100 hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) - một loại vũ khí hiệu quả cao trên chiến trường.

Hiện Mỹ đã gửi 16/20 hệ thống HIMARS mà nước này cam kết cho Ukraine. Khoản viện trợ quân sự mới nhất của Mỹ cho Kiev có giá trị 1 tỉ USD bao gồm pháo dùng cho HIMARS, nhưng không bao gồm các hệ thống mới.

Xe tăng của lực lượng Ukraine khai hỏa ở tỉnh Donestk ngày 12-8. Ảnh: REUTERS

Xe tăng của lực lượng Ukraine khai hỏa ở tỉnh Donestk ngày 12-8. Ảnh: REUTERS

Ông Mykhailo Podolyak - Cố vấn Tổng thống Ukraine cũng cho biết nước này cần thêm pháo tầm xa, bệ phóng tên lửa và máy bay không người lái để đánh bại Nga.

“Nếu phương Tây cảm thấy mệt mỏi với cuộc chiến, thì Nga sẽ lại tấn công bằng tất cả sức mạnh của mình” - ông nói.

Lực lượng Ukraine vẫn đang sử dụng HIMARS một cách hiệu quả. Chuẩn tướng Ukraine - ông Oleksiy Gromov cho biết HIMARS và nhiều Hệ thống tên lửa phóng khác đã giúp các lực lượng Ukraine đánh trúng 10 hầm chỉ huy của đối phương, trong đó có 3 sở chỉ huy cấp sư đoàn trong tuần qua. Trong cùng thời gian, Ukraine tấn công 15 kho đạn dược, nhiên liệu và dầu nhờn.

Tuy nhiên, những cuộc đột kích như vậy vẫn chưa giúp Ukraine phản công thành công.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Vấn đề thu hút sự chú ý lớn nhất của dư luận là nguy cơ ô nhiễm hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu - Zaporizhzhia. Nhà máy này thuộc TP Enerhodar trong tỉnh Zaporizhia, gần Kherson.

Theo phía Ukraine, kể từ khi Nga giành quyền kiểm soát nhà máy và TP Enerhodar vào ngày 4-3, họ đã bố trí 500 binh sĩ với thiết bị quân sự và đạn dược trong phòng máy của đơn vị lò phản ứng đầu tiên. Điều này đã khiến lực lượng cứu hỏa chuyên dụng của Ukraine không thể tiếp cận phòng máy của tổ máy điện đầu tiên, làm tăng nguy cơ hỏa hoạn.

Binh sĩ Nga đứng gác bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ảnh: REUTERS

Binh sĩ Nga đứng gác bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ảnh: REUTERS

Phía Ukraine cũng cho rằng các lực lượng đồn trú của Nga bên trong nhà máy đã bắn vào TP Nikopol, bên kia sông Dnipro.

"Nga hiện đang sử dụng nhà máy này như một căn cứ quân sự để bắn vào phía Ukraine, vì Moscow biết rằng Kiev không thể và sẽ không bắn trả vì họ có thể vô tình tấn công một lò phản ứng hạt nhân hoặc chất thải phóng xạ đang được lưu trữ" - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 1-8.

Hai ngày sau, Energoatom - Cơ quan hạt nhân của Ukraine, cho biết các lực lượng Nga đã bắn tên lửa và pháo vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, nhằm vào đường dây 330.000V đưa điện năng ra khỏi nhà máy.

Ông Dmytro Orlov - thị trưởng Enerhodar cho biết các lực lượng Nga đã bắn vào TP này và đổ lỗi cho các lực lượng Ukraine thực hiện các cuộc không kích.

Đến ngày 5-8, Energoatom cáo buộc các lực lượng Nga bắn pháo vào nhà máy một lần nữa, làm hỏng ba cảm biến giám sát bức xạ.

Đáp trả, Nga cáo buộc Lữ đoàn Pháo binh số 45 của Ukraine cũng tấn công lãnh thổ của nhà máy bằng đạn pháo 152 mm từ bên kia sông Dnepr.

"Chúng tôi đã sẵn sàng cho thấy cách quân đội Nga bảo vệ [nhà máy] và cách Ukraine - quốc gia nhận vũ khí từ phương Tây, sử dụng những vũ khí này, bao gồm máy bay không người lái, để tấn công nó" - theo ông Yevhen Balytskyi, người đứng đầu chính quyền tỉnh Zaporizhia do Nga thành lập.

Trước tình hình đó, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Rafael Grossi cho biết: “Mọi nguyên tắc về an toàn hạt nhân đều đã bị vi phạm”

Ông cho rằng bất kỳ hỏa lực quân sự nào hướng vào hoặc từ nhà máy đều có thể tạo ra các hậu quả thảm khốc.

Tất cả yếu tố kể trên dường như đang chống lại Ukraine, khiến nước này ngày càng có ít khả năng giành lại Kherson trước khi tỉnh quan trọng này sáp nhập vào Nga.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc nói Ukraine phản công chưa hiệu quả

Đại tá Mỹ Douglas Macgregor cho rằng, các lực lượng Nga có thể sẽ sớm mở đợt tấn công nhằm kiểm soát thành phố cảng Odessa ở miền nam Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Như ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN