Chuyên gia tin dịch Corona biến mất vào tháng 6 nhưng còn “tái xuất”
Một chuyên gia Úc đã nhận định về yếu tố có thể khiến dịch Corona biến mất vào tháng 6. Tuy nhiên, ông cũng không quên cảnh báo về một sự lặp đi lặp lại.
Một chuyên gia Úc nhận định dịch Corona sẽ kết thúc vào tháng 6 khi thời tiết nắng nóng nhưng nó có thể bùng phát vào mùa đông tới (ảnh minh họa)
Thế giới vẫn đang quay cuồng khi dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19) gây ra đã khiến hơn 1.600 người thiệt mạng, hơn 69.200 ca lây nhiễm (tính tới hết ngày 15/2).
Các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian để tìm ra phương pháp chữa bệnh và vắc xin phòng bệnh. Tin tốt là dịch Corona có thể sẽ biến mất trong vài tháng tới khi thời tiết nóng hơn. Nhưng tin xấu là nó cũng có thể quay lại vào mùa đông tới.
Tờ Daily Star hôm 15/2 cho biết, tiến sĩ Sanjaya Senanayake, chuyên gia về bệnh lây nhiễm kiêm phó giáo sư tại Đại học quốc gia Úc, đã đưa ra giả thuyết về việc virus Corona chủng mới xuất hiện theo mùa.
"Khi tới các tháng có nhiệt độ cao, COVID-19 có thể đột ngột biến mất nhưng sau đó sẽ 'tái xuất' ở những tháng có nhiệt độ thấp, thời tiết giá lạnh", Mirror dẫn lời tiến sĩ Sanjaya cho hay.
Theo ông Sanjaya, thật khó để dự đoán dịch Corona sẽ kéo dài bao lâu vì tổng hợp dữ liệu về các trường hợp nghi nhiễm không phải chuyện dễ dàng. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp nghi nhiễm vẫn chưa được báo cáo.
"Trung Quốc đã thay đổi cách tính các trường hợp lây nhiễm COVID-19. Nếu bạn quay lại cách tính cũ, trong vài ngày qua, số lượng các trường hợp xác nhận lây nhiễm đã giảm và nếu số trường hợp lây nhiễm chưa được báo cáo cũng giảm như vậy thì có chúng ta đang kiểm soát được tình hình", tiến sĩ Sanjaya nói.
COVID-19 có nhiều điểm tương đồng với SARS - đại dịch cướp sinh mạng của 774 người trên toàn thế giới vào các năm 2002 và 2003, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Tuy nhiên, COVID-19 dường như ít gây tử vong hơn dù mức độ lây nhiễm nhanh hơn.
Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn COVID-19 bằng cách áp dụng kiểm dịch nghiêm ngặt và phong tỏa nhiều thành phố ở vùng dịch Hồ Bắc, với các lệnh cấm ra vào thành phố Vũ Hán.
Tuy nhiên, tiến sĩ Sanjaya cho rằng phương pháp này không phải một giải pháp lâu dài cho dịch bệnh.
"Trẻ em rồi cũng sẽ phải đi học, người lớn cũng phải đi làm. Trung Quốc chiếm 16% nền kinh tế thế giới. Nếu quốc gia này đình trệ sản xuất, tác động xấu sẽ lan ra khắp thế giới", ông Sanjaya nói.
Nguồn: [Link nguồn]
Người dân đi qua các con đường phải dùng nước hoa để át đi mùi tử thi xuất hiện khắp nơi. Bệnh dịch giết những người...