Chuyên gia: Taliban kiểm soát Afghanistan có thể tốt cho một số nước ĐNA?

Nếu các lực lượng phương Tây không tấn công Taliban trong tương lai, khu vực Đông Nam Á có thể sẽ không phải đón nhận các vụ tấn công khủng bố, theo một chuyên gia chống khủng bố Indonesia.

Noor Huda Ismail, người sáng lập Viện Xây dựng Hòa bình quốc tế (Indonesia). Ảnh: CNA

Noor Huda Ismail, người sáng lập Viện Xây dựng Hòa bình quốc tế (Indonesia). Ảnh: CNA

Ngay khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan, một tay súng thuộc tổ chức này ở Indonesia chia sẻ rằng, thắng lợi đó là một "nguồn cảm hứng", theo Noor Huda Ismail, người sáng lập Viện Xây dựng Hòa bình quốc tế (Indonesia).

Một số nhà phân tích an ninh cho rằng, chiến thắng của Taliban có thể khuyến khích các nhóm nổi dậy ở Indonesia, nhưng Noor Huda Ismail - từng phỏng vấn hàng trăm tay súng nổi dậy ở khu vực Đông Nam Á (ĐNA) - lại có quan điểm khác.

Nếu người Mỹ cố lật đổ hoặc tấn công Taliban thêm lần nữa, "các nhóm cực đoan ở khu vực ĐNA sẽ tìm cách báo thù. Mức độ báo thù sẽ lớn hơn rất nhiều so với mức độ của việc ăn mừng thắng lợi khi Taliban kiểm soát Afghanistan", Ismail nhận định. 

Sự trở lại của Taliban đã làm dấy lên lo ngại về suy thoái nhân quyền cũng như giáo dục hay quyền của phụ nữ, dù Taliban đã cam kết phụ nữ Afghanistan sẽ được thực hiện các quyền của mình "trong khuôn khổ luật Hồi giáo". 

Theo chuyên gia Indonesia, "kịch bản tốt nhất" khi Taliban nắm quyền là tổ chức này sẽ thực hiện đúng lời hứa và thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. 

Một tay súng Taliban. Ảnh: AP

Một tay súng Taliban. Ảnh: AP

Ismail cho rằng, việc Taliban củng cố quyền lực ở Afghanistan có thể sẽ tốt cho thế giới và khu vực Đông Nam Á. Vì các khu vực mà Taliban không thể kiểm soát sẽ trở thành "mảnh đất màu mỡ" cho các nhóm khủng bố. 

"Lịch sử đã chỉ ra rằng, bất kỳ khu vực nào có xung đột hay chiến tranh rất dễ trở thành mảnh đất nuôi dưỡng các tổ chức khủng bố xuyên quốc gia. Minh chứng là sự ra đời của al-Qaeda, IS ở Trung Đông hay nhóm cực đoan Jemaah Islamiyah ở khu vực Đông Nam Á", Ismail nói. 

Jemaah Islamiyah, có các trại huấn luyện ở một số nước trong khu vực ĐNA, liên quan tới nhiều vụ tấn công khủng bố, trong đó có vụ đánh bom ở Bali (Indonesia) năm 2002, khiến 202 người thiệt mạng. 

Theo chuyên gia Indonesia, khác với IS hay al-Qaeda, Taliban không hướng ra thế giới mà chỉ tập trung kiểm soát ở Afghanistan. 

Một bài học mà Ismail rút ra từ các diễn biến gần đây ở Afghanistan là một quốc gia nên tự chủ. 

"Tôi nghĩ phương Tây, đặc biệt là Mỹ, có ý định biến Afghanistan thành một đồng minh, thúc đẩy dân chủ và một cuộc sống tươi đẹp ở đây. Nhưng những gì tốt với người phương Tây chưa chắc đã phù hợp với văn hóa Afghanistan", Ismail nói.

Taliban tuyên bố chiếm trọn thành trì Panjshir, lấy mạng chỉ huy trưởng quân kháng chiến

Phát ngôn viên của Taliban, Zabiullah Mujahid, tuyên bố các tay súng của tổ chức này đã kiểm soát hoàn toàn tỉnh Panjshir, thành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - CNA ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN