7 năm máy bay MH370 mất tích: Tia hi vọng mới?
Một chuyên gia hàng đầu trong cuộc tìm kiếm máy bay MH370 mới đây công bố bằng chứng mới đáng tin cậy về vị trí máy bay chở 239 người mất tích cách đây 7 năm.
Máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Máy bay Malaysia Airlines mang số hiệu MH370 mất tích ngày 8.3.2014, khi đang trên hành trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. Ngày 8.3 năm nay đánh dấu tròn 7 năm ngày máy bay MH370 mất tích.
Theo kết quả phân tích mới, khu vực nhiều khả năng tìm thấy máy bay rơi cách Cape Leeuwin, Tây Úc khoảng 1.960km. Khu vực này từng được tìm kiếm trước đây nhưng địa hình phức tạp, đáy biển sâu 5.000 mét có núi cao, khe núi sâu và nhiều núi lửa, có thể là nguyên nhân đội tìm kiếm đã bỏ sót manh mối.
Trong nghiên cứu mới dài 126 trang, chuyên gia Richard Godfrey, kỹ sư hàng không vũ trụ từng giúp thiết kế Trạm vũ trụ quốc tế, đã nhấn mạnh vị trí mà ông tin là nơi xác máy bay MH370 nằm dưới đáy biển.
Trả lời trên trang Airlineratings.com, ông Godfrey nói: “Tôi tin kết quả phân tích của mình có thể được coi là bằng chứng mới đáng tin cậy”.
Các cuộc tìm kiếm trước đây đều không đem lại kết quả.
Ông Godfrey đưa ra kết quả sau khi phân tích đường bay và đánh giá những mảnh vỡ trôi dạt nghi của MH370. Gần một nửa số mảnh vỡ được thợ săn MH370, Blaine Gibson tìm thấy thông qua tập hợp những kết quả tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau.
"Blaine đã rất nỗ lực và tất cả những phân tích này sẽ không thể thực hiện được nếu không có đóng góp của ông ấy", chuyên gia Godfrey nói.
Ông Godfrey giải thích, trong số 33 mảnh vỡ được tìm thấy và được xác nhận hoặc có khả năng là từ MH370, 18 mảnh vỡ có liên quan về mặt thống kê theo mô hình trôi dạt của David Griffin. Những mảnh vỡ này được xác nhận có điểm chung về nguồn gốc ở vị trí có tọa độ 34.13°Nam ± 1.06° gần vòng cung thứ 7.
Vòng tròn màu đỏ là nơi chuyên gia Godfrey tin rằng cần tìm kiếm kỹ hơn.
Vòng cung thứ 7 được hiểu là một vị trí rơi trong phạm vi 120km từ vị trí ước tính cuối cùng của MH370.
Giải thích lý do cuộc tìm kiếm diễn ra cách đây 6 năm không phát hiện được máy bay ở nơi nghi vấn, ông Godfrey nói vấn đề nằm ở yếu tố thời tiết và công nghệ tìm kiếm.
“Nhóm tìm kiếm có thể dễ dàng bỏ qua xác máy bay dù đã rất nỗ lực. Cuộc tìm kiếm là không hề dễ dàng”, ông Godfrey nói.
Kể từ sau cuộc tìm kiếm không thành công của công ty Ocean Infinity vào năm 2018, chính phủ Malaysia tuyên bố sẽ không tiếp tục mở cuộc tìm kiếm mới cho đến khi có các bằng chứng cụ thể hơn.
Chuyên gia Godfrey nói cần phải tìm kiếm lại một lần nữa, tập trung vào vị trí mới mà ông chỉ ra dựa trên mô hình phân tích và mở rộng dần. Khu vực cần tìm kiếm lại sẽ có diện tích khoảng 200.000 km2.
Một nhà báo người Pháp gần đây xuất bản cuốn sách, đề cập đến giả thuyết máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng...
Nguồn: [Link nguồn]