Chuyên gia: Ngày càng có nhiều công ty muốn đầu tư vào Việt Nam trong dịch Covid-19

Các trường học đã mở cửa và phương tiện công cộng đã quay lại hoạt động bình thường tại Việt Nam. Gần một tháng đã trôi qua, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Sự quan tâm của các nhà đầu tư ngày càng đổ dồn về dải đất hình chữ S, theo Straits Times.

Việt Nam đã kiểm soát thành công dịch Covid-19 và đang gặt hái được thành công nhờ phản ứng nhanh nhạy trước dịch bệnh.

Theo nhiều chuyên gia tư vấn kinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng tỏ ra quan tâm tới Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh tăng sức ép khiến họ nhanh chóng muốn chuyển dòng vốn và những nhà máy ra khỏi Trung Quốc.

“Trong những tháng đầu năm nay, kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng giờ thì mọi thứ đã tốt hơn. Chúng tôi thấy ngày càng nhiều email và cuộc gọi từ các công ty nước ngoài bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam”, Trent Davies - Giám đốc công ty tư vấn đầu tư kinh doanh Dezan Shira & Associates, cho biết.

Xuất khẩu khẩu trang, đồ bảo hộ và các bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 cũng đang giúp Việt Nam giảm bớt tác động tiêu cực của đại dịch đối với nền kinh tế. Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong xử lý dịch Covid-19 trong khu vực và nhận được nhiều lời khen từ cộng đồng quốc tế.

Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục sau khi kiểm soát thành công dịch bệnh (ảnh: Straits Times)

Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục sau khi kiểm soát thành công dịch bệnh (ảnh: Straits Times)

Theo các chuyên gia, vị trí địa lý gần Trung Quốc và phản ứng tốt trước dịch bệnh là những điểm cộng lớn giúp Việt Nam thu hút dòng vốn chuyển dịch khỏi quốc gia tỷ dân do tác động của dịch bệnh.

Ngày 9.5, thành phố Hồ Chí Minh đã dỡ bỏ những hạn chế đối với các quán bar. Việt Nam đang nỗ lực đưa đời sống kinh tế trở lại bình thường song song với đề phòng dịch bệnh xuất hiện trở lại.

So với những quốc gia cùng khu vực Đông Nam Á được xem là phản ứng tốt trước dịch bệnh như Thái Lan, Malaysia và Singapore, Việt Nam là nước ghi nhận ít ca nhiễm Covd-19 nhất.

Đến ngày 12.5, Việt Nam mới chỉ ghi nhận hơn 280 ca nhiễm virus và chưa có trường hợp tử vong.

Việt Nam cũng tự sản xuất được bộ dụng cụ xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế và xuất khẩu đi nhiều nước như Iran, Phần Lan và Malaysia. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng hợp tác với Đại học Bristol để tiến hành thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 trên chuột.

Sản xuất khẩu trang đang được đẩy mạnh trong đại dịch, mang đến “niềm vui nho nhỏ” cho các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam khi bạn hàng là các nước châu Âu, Mỹ đang chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh khiến sức mua sụt giảm.

Các nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm tới Việt Nam khi chuyển vốn ra khỏi Trung Quốc, theo chuyên gia (ảnh: Straits Times)

Các nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm tới Việt Nam khi chuyển vốn ra khỏi Trung Quốc, theo chuyên gia (ảnh: Straits Times)

Tiến sĩ Le Thu Huong – chuyên gia cao cấp tại Viện Chính sách chiến lược Úc, cho rằng, Việt Nam – quốc gia với vai trò là Chủ tịch ASEAN, đã rất vững vàng trong việc dẫn dắt và định hình các phản ứng của khu vực đối với đại dịch.

Phát biểu tại một hội nghị kinh doanh trực tuyến vào ngày 9.5, Thủ tướng Việt Nam – ông Nguyễn Xuân Phúc, đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2020 là trên 5%, bất chấp dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng Việt Nam chỉ đạt tăng trưởng 2,7% trong năm nay.

“Nền kinh tế Việt Nam như chiếc lò xo bị nén lại, giờ là lúc sẵn sàng bung ra”, ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Cùng với những cơ hội, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với thách thức nếu muốn cạnh tranh với các nước cùng khu vực trong việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, theo ông Trent Davies.

“Những khu công nghiệp được xây dựng sẵn, đất sử dụng cho mục đích công nghiệp và hệ thống đường sá, cầu cảng tại Việt Nam thực sự vẫn còn thiếu”, ông Trent Davies đặt vấn đề.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Việt Nam có lợi thế khi đón ”sóng” các công ty chuyển ra khỏi Trung Quốc

ASEAN và đặc biệt là Việt Nam sẽ trở thành người chiến thắng sau đại dịch khi doanh nghiệp nước ngoài với vốn đầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - Straits Times ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN