Chuyên gia Nga: Người Mỹ đã "thua cháy túi" trong vấn đề Triều Tiên
Chuyên gia Vladimir Kolotov nhận định rằng, nếu không chịu thay đổi chính sách với Triều Tiên thì Mỹ sẽ đi vào ngõ cụt, và chính vụ thử tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng là một minh chứng cho điều đó.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
Bình luận về việc Triều Tiên phóng tên lửa hôm 29/11, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh, giáo sư Đại học quốc gia St Petersburg Vladimir Kolotov cho rằng, trước hết, chính sách của Hoa Kỳ đối với Bình Nhưỡng đã đẩy Triều Tiên đến các cuộc thử nghiệm như thế.
"Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo "Hwaseong-15" mới, nó có khả năng bắn tới hầu hết bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Mỹ. Vì vậy, tất nhiên là phải có các phản ứng từ phía Mỹ và các đồng minh. Các đồng minh của Mỹ - cả Hàn Quốc và Nhật Bản - đã yêu cầu tổ chức Hội nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nhưng vấn đề là ở chỗ: bất kể có bao nhiêu hội đồng được triệu tập, mà phương pháp tiếp cận không thay đổi, thì những bế tắc cũng không được giải quyết.
"Và những diễn biến tình hình cho thấy rằng Hoa Kỳ đã "thua cháy túi" về mặt ngoại giao. Bởi vì, chính sách đe dọa, trừng phạt, và lật đổ chế độ trên toàn thế giới ngày càng khiến họ đi vào ngõ cụt. Và các nước nhìn ra, rằng chế tài duy nhất mà Hoa Kỳ hiểu, và chính họ cũng đang chủ yếu sử dụng - đó là chế độ đe nẹt và dọa dẫm", ông Vladimir Kolotov nhận định trên Sputnik.
Theo ông, sự phát triển tình hình tiếp theo phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ có xem xét lại chính sách đối với Bình Nhưỡng hay không.
Chuyên gia lưu ý: "Các quan chức Triều Tiên đã tuyên bố rằng các vũ khí này không phải là mối đe dọa đối với bất cứ ai, mục đích duy nhất mà chúng có thể được sử dụng là để trả đũa lại các nước đang cố gắng gây tổn hại cho Triều Tiên. Theo đó, nếu Hoa Kỳ từ bỏ nỗ lực lật đổ chế độ, thì sẽ chẳng có vấn đề gì xảy ra hết".
Trước đó, Nga và Trung Quốc đã đề nghị Triều Tiên ngừng các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa, còn phía Hàn Quốc và Hoa Kỳ - nên tránh tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực để ổn định tình hình trên bán đảo, nhưng Washington đã bỏ qua sáng kiến này.
Tình tình trên bán đảo Triều Tiên lại "nóng" khi Bình Nhưỡng thử tên lửa Hwasong -15
Hôm thứ Tư (29/11), đài truyền hình quốc gia Triều Tiên đã đưa ra thông báo chính thức, cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có mặt trong đêm diễn ra cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo.
Tuyên bố nhấn mạnh: "Khi đích thân chứng kiến thành công cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) "Hwasong -15", đồng chí Kim Jong-un đã đánh giá cao, đồng thời nói rằng ngày hôm nay đã đạt được thành công lịch sử trong việc hoàn thành chương trình vũ khí hạt nhân quốc gia".
Triều Tiên tuyên bố tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới được thử nghiệm mang tên Hwasong-15, có thể tấn công các mục tiêu trên toàn nước Mỹ. Việc phóng tên lửa đã diễn ra vào đêm thứ Ba (28/11) rạng sáng thứ Tư (29/11) vào lúc 03:18 (giờ địa phương). Tuyên bố cũng chỉ rõ các đặc tính chính xác như: độ cao là 4.755 km, phạm vi 950 km.
Tên lửa đã bay 53 phút, sau đó rơi vào vùng kinh tế đặc quyền của Nhật Bản cách tỉnh Aomori 250 km, không gây thiệt hại gì.... Theo phân tích sơ bộ của quân đội Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, mẫu tên lửa Hwasong-15 được thử nghiệm hôm thứ Tư (29/11), đã vượt trội hơn tất cả các mẫu trước đó.
Theo yêu cầu của ba quốc gia, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại New York vào lúc 4:30 chiều thứ Tư (giờ địa phương). Về phần mình, Hàn Quốc đáp trả bằng hàng loạt vụ phóng tên lửa trên đất liền, trên biển và trên không.
Ngay cả trước tuyên bố của Triều Tiên, các chuyên gia quân sự của Nhật Bản và Mỹ cũng có xu hướng tin rằng tên lửa được phóng đi là loại liên lục địa, có khả năng vượt qua khoảng cách 13.000 km và chạm đến Washington.
Việc phóng Hwaseong-15 đã phá vỡ sự im lặng của Triều Tiên, kéo dài hai tháng rưỡi kể từ ngày 15/9, khi tên lửa tầm trung Hwaseong -12 được thử nghiệm.
Triều Tiên sẽ bị “hủy diệt hoàn toàn” nếu gây chiến với Mỹ, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cảnh báo.