Chuyên gia: Mỹ sẽ đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc nếu xung đột trên biển
Theo chuyên gia James Holmes, rốt cuộc, cuộc đối đầu giữa hạm đội tàu nổi và tàu ngầm sẽ dẫn đến chiến thắng của Hải quân Hoa Kỳ.
Tên lửa đạn đạo Đông Phong 26 của quân đội Trung Quốc.
Ngày 30/4, trang Topwar của Nga đăng tải bài báo của tác giả Ilya Polonsky. Trong bài viết, tác giả viện dẫn các nhận định của các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ nói về năng lực chiến đấu của Hải quân Mỹ trong một cuộc đụng độ tiềm tàng với Hải quân Trung Quốc.
Theo tác giả Ilya Polonsky, nhiệm vụ của tuyên truyền của Mỹ là tạo ra hình ảnh Trung Quốc là một đối thủ yếu hơn, mà Mỹ sẽ không mất quá nhiều chi phí nào để đánh bại quân đội của Bắc Kinh. Báo chí Mỹ đặc biệt quan tâm đến tiềm lực hải quân của Trung Quốc, vì nếu Mỹ và Trung Quốc đối đầu công khai, điều này trước hết sẽ xảy ra ở Thái Bình Dương.
Chuyên gia quân sự Mỹ James Holmes, trưởng khoa chiến lược hải quân tại Đại học Hải quân Wiley, trên tạp chí nổi tiếng The National Interest nhấn mạnh rằng, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã tích cực lăng xê tên lửa chống hạm của Trung Quốc như một vũ khí có biệt danh "kẻ hủy diệt hàng không mẫu hạm".
Theo ông James Holmes, rõ ràng, phía Trung Quốc đang ám chỉ người Mỹ rằng họ không nên cố gắng đe dọa CHND Trung Hoa trong vùng biển của Thái Bình Dương, đặc biệt là ở khu vực Đài Loan và gần các đảo tranh chấp ở Biển Đông (nơi Trung Quốc vẫn đang duy trì yêu sách đòi chủ quyền phi lý bằng tuyên bố đường lưỡi bò bao trùm phần lớn toàn bộ diện tích Biển Đông).
Chiến cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh - ảnh South China Morning Post.
Trên thực tế, theo các thỏa thuận với Nga, Hoa Kỳ không phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung có thể so sánh với các tên lửa DF-21D hoặc DF-26 của Trung Quốc. Nhưng nếu chúng ta tưởng tượng cuộc hải chiến giữa “Gấu trúc và Chú Sam” theo một kịch bản khác, thì CHND Trung Hoa sẽ có rất ít cơ hội.
Theo ông James Holmes, rốt cuộc, cuộc đối đầu giữa hạm đội tàu nổi và tàu ngầm sẽ dẫn đến chiến thắng của Hải quân Hoa Kỳ.
Trung Quốc hiện có hai tàu sân bay. Chiếc đầu tiên là hàng không mẫu hạm Liêu Ninh - đi vào hoạt động năm 2012, nhưng nó được đóng lại vào năm 1985 tại Liên Xô, và sau đó là một phần của Hải quân Ukraine với tên gọi Varyag.
Tàu sân bay thứ hai là Sơn Đông. Đây là con tàu hiện đại hơn nhiều, được đóng vào năm 2013, hạ thủy vào năm 2017 và trở thành một phần của Hải quân Trung Quốc vào năm 2019.
Một hạm đội tấn công do tàu sân bay dẫn đầu của Mỹ - ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia James Holmes, tàu sân bay hiện đại Sơn Đông của Trung Quốc có thể chở từ 30-40 máy bay và trực thăng trên tàu. Hàng không mẫu hạm của Mỹ trung bình có khả năng mang khoảng 85-90 máy bay.
Do đó, Hải quân Mỹ vượt Hải quân Trung Quốc về lực lượng hàng không trên biển được triển khai từ một tàu sân bay gần 2,5 lần. Đây là một ưu thế trên không rất lớn.
Hơn nữa, máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ có kỹ thuật tiên tiến, máy bay Trung Quốc vẫn thua kém họ, theo nhấn mạnh của chuyên gia James Holmes.
Cũng cần lưu ý rằng Hoa Kỳ không ngừng cải tiến các loại vũ khí chống hạm của mình. Một trong những nhiệm vụ chính mà các chuyên gia của quân đội Mỹ thường xuyên thực hiện là không ngừng gia tăng tầm bắn của tên lửa chống hạm. Điều này ngăn cản tàu địch thủ có thể bám sát tàu sân bay Mỹ ở khoảng cách xa.
Máy bay chiến đấu trên một tàu sân bay của Hải quân Mỹ - ảnh The New York Times.
Theo chuyên gia Holmes, nếu cần thiết, Hoa Kỳ sẽ có thể triển khai một số lượng lớn các loại vũ khí khác nhau, cũng có thể được ví như những "kẻ hủy diệt hàng không mẫu hạm", đó sẽ là tên lửa chống hạm từ không quân, tàu chiến hải quân và tàu ngầm...
Một điều khác, nhà phân tích James Holmes nhấn mạnh, là Hoa Kỳ và Trung Quốc khó có thể tham gia vào các trận hải chiến trên đại dương rộng mở. Rốt cuộc, họ không có gì để “chia sẻ” (cạnh tranh – PV) ở phần trung tâm của Thái Bình Dương.
Khi có sự giao thoa giữa các lợi ích của Trung Quốc và Mỹ, các quy tắc hơi khác nhau sẽ được áp dụng. Ví dụ, Đài Loan và các đảo tranh chấp ở Biển Đông đều không quá xa đường bờ biển và Hải quân PLA, nếu cần, sẽ có thể sử dụng tiềm năng của lực lượng ven biển, mạnh hơn nhiều so với tiềm năng của hàng không mẫu hạm....
Tên lửa hành trình chống hạm phóng từ máy bay Super Hornet.
Ông Holmes lưu ý rằng Hải quân Trung Quốc là một "hạm đội pháo đài" - sức mạnh của họ là ở các khẩu pháo ven biển và thực tế là quân đội Trung Quốc sẽ cảm thấy vững tin nhất khi ở gần đường bờ biển.
Nhưng trên biển cả, tàu sân bay Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại: Hải quân Mỹ sẽ đơn giản là sẽ nhanh chóng đánh chìm chúng, theo nhà quan sát Mỹ. Do đó, lối thoát duy nhất cho Trung Quốc là áp đặt mô hình tác chiến của riêng mình lên người Mỹ, tức là không cho tàu của họ ra xa bờ biển.
Trong trường hợp này, các quyền lực được cân bằng, và vẫn còn phải xem ai sẽ chiến thắng trong cuộc đối đầu như vậy. Tác giả người Mỹ không coi yếu tố đó là việc Trung Quốc, cũng như Hoa Kỳ, cả hai nước đều có vũ khí hạt nhân. Và đây là khía cạnh chính của bất kỳ cuộc xung đột quân sự tiềm tàng nào giữa hai quốc gia.
Nguồn: [Link nguồn]
Một trận chiến mô phỏng với quân đội Trung Quốc đã được quân đội Mỹ thực hiện, mặc dù giành thắng lợi nhưng Mỹ...