Chuyên gia đánh giá sức mạnh tàu ngầm hạt nhân mới của Nga so với tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ

Nga đang tăng cường sức mạnh hải quân với sự xuất hiện của các tàu ngầm hạt nhân hiện đại, không liên quan đến việc Moscow gần đây đình chỉ hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân với Mỹ.

Tàu ngầm hạt nhân Imperator Alexander III được Nga hạ thủy hồi tháng 12/2022.

Tàu ngầm hạt nhân Imperator Alexander III được Nga hạ thủy hồi tháng 12/2022.

Alexei Rakhmanov, người đứng đầu Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất có trụ sở tại Saint Petersburg, ngày 27/2 thông báo công ty đóng tàu Sevmash sẽ bàn giao cho hải quân Nga hai tàu ngầm hạt nhân mới vào cuối năm nay, gồm tàu ngầm chiến lược Alexander III và tàu ngầm đa năng Krasnoyarsk.

Sevmash là công ty đóng tàu duy nhất của Nga chịu trách nhiệm chế tạo các tàu ngầm hạt nhân. "Sevmash đang duy trì tốc độ sản xuất ổn định với 1-2 tàu ngầm hạt nhân được xuất xưởng mỗi năm", ông Rakhmanov,nói với hãng thông tấn Nga RIA Novosti.

Ngày 29/12/2022, truyền thông Nga cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham dự lễ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân Imperator Alexander III. Tàu ngầm lớp Borei này có khả năng mang theo 16 tên lửa đạn đạo hạt nhân Bulava. 

Bộ Quốc phòng Nga nói tàu Imperator Alexander III được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến, hoạt động với độ ồn thấp hơn, di chuyển linh hoạt hơn ở độ sâu đáng kể, cũng như được tích hợp những cải tiến trong hệ thống kiểm soát hỏa lực.

Trong khi đó, Krasnoyarsk là tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Yasen. Tàu đã ra biển thử nghiệm kể từ ngày 1/11/2022. Tàu được trang bị 10 ống phóng ngư lôi nhằm đối phó tàu ngầm đối phương và các bệ phóng thẳng đứng, có thể phóng tên lửa chống hạm Onik hoặc tên lửa hành trình Kalibr.

Theo báo Mỹ Newsweek, tàu ngầm Imperator Alexander III của Nga có thể được so sánh với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Mỹ. Mỗi tàu lớp Ohio có thể mang theo tối đa 20 tên lửa đạn đạo hạt nhân với các đầu đạn tấn công mục tiêu riêng biệt.

So với các tàu lớp Ohio của Mỹ, tàu ngầm Imperator Alexander III thuộc lớp Borei có khả năng lặn sâu vượt trội, cần thủy thủ đoàn ít người hơn và tốc độ di chuyển dưới nước cũng nhanh hơn.

Vị trí hoạt động của các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Mỹ luôn là thông tin mật.

Vị trí hoạt động của các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Mỹ luôn là thông tin mật.

Điểm mạnh của các tàu ngầm lớp Ohio là việc hải quân Mỹ đã không ngừng giảm thời gian cần thiết để bổ sung hàng tiếp tế và yêu cầu bảo trì, cho phép các tàu này liên tục luân phiên ra khơi tuần tra răn đe hạt nhân trong thời gian dài.

Các tàu lớp Ohio ngày nay có thể hoạt động liên tục trong 15 năm mới đến mốc bảo trì lớn, hải quân Mỹ cho biết. Trung bình các thủy thủ ra khơi liên tục trong 77 ngày và sau đó là 35 ngày neo ở cảng.

Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Nga đình chỉ tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân New START với Mỹ.

Jeffrey Edmonds, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích Hải quân (CNA) và là cựu giám đốc phụ trách các vấn đề về Nga trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói trên tờ Newsweek rằng hai tàu ngầm Alexander III và Krasnoyarsk là thành quả trong nhiều năm nghiên cứu của Moscow, không liên quan đến việc đình chỉ thỏa thuận hạt nhân New START.

"Chúng tôi luôn cho rằng, sức mạnh hải quân thực sự của Nga nằm ở các hạm đội tàu ngầm và các tàu ngầm Nga sẽ biên chế trong năm nay càng củng cố quan điểm này", ông Edmonds nói.

"Hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Nga có năng lực đáng kể và chưa tham gia vào xung đột ở Ukraine. Dù kết quả xung đột ở Ukraine có ra sao, các tàu ngầm Nga vẫn tạo ra thách thức lớn với Mỹ và NATO", ông Edmonds nhấn mạnh.

Trong chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga chủ yếu sử dụng các tàu ngầm diesel-điện ở Biển Đen để phóng tên lửa hành trình Kalibr, trong khi các tàu ngầm hạt nhân chưa tham gia chiến sự. 

Ông Edmonds thừa nhận rằng mình "không phải là chuyên gia về tàu ngầm lớp Ohio", nhưng cho rằng các tàu ngầm mới của Nga có sức mạnh tương đương tàu ngầm Mỹ, dù các tàu ngầm Mỹ vẫn có chút lợi thế hơn.

Tàu ngầm tự chế đầu tiên của Ukraine: Trang bị 6 ngư lôi, khả năng điều khiển từ xa

Tàu ngầm tự chế đầu tiên của Ukraine mang tên Kronos, có khả năng thực hiện vô số nhiệm vụ ở cả chế độ có người lái hoặc không người lái.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Newsweek ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN