Chuyên gia phương Tây nhận định về số phận của chiến đấu cơ F-16 trong thực chiến với Nga

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Các chuyên gia quân sự phương Tây đánh giá chiến đấu cơ F-16 của Ukraine có thể không sống sót trong thực chiến với Nga. Vấn đề là Kiev đạt được mục đích gì khi sử dụng một trong những khí tài hiện đại nhất mà phương Tây hỗ trợ.

Ukraine nhận lô chiến đấu cơ F-16 đầu tiên do phương Tây hỗ trợ vào tháng 8/2024. Ảnh: Global Images Ukraine.

Ukraine nhận lô chiến đấu cơ F-16 đầu tiên do phương Tây hỗ trợ vào tháng 8/2024. Ảnh: Global Images Ukraine.

Rủi ro khi sử dụng F-16 trong xung đột Ukraine

Theo các chuyên gia quân sự, không có gì ngạc nhiên nếu các chiến đấu cơ F-16, dù hiện đại nhưng số lượng ít ỏi, sẽ không thể sống sót đến cuối cuộc xung đột.

Michael Bohnert, chuyên gia về chiến tranh không quân tại Tập đoàn RAND - tổ chức nghiên cứu chính sách chiến lược nổi tiếng của Mỹ, nói: “Nếu còn chiếc F-16 nào tồn tại đến cuối cuộc xung đột, thì có lẽ nó đã không được sử dụng đến mức tối đa".

Tình hình này đặt ra một thách thức lớn đối với Ukraine khi phải tận dụng tối đa số lượng nhỏ các thiết bị quân sự mà phương Tây cung cấp. Việc sử dụng hết tiềm năng của khí tài sẽ làm gia tăng nguy cơ tổn thất. 

William Alberque, chuyên gia tại Trung tâm Stimson - một trung tâm nghiên cứu uy tín ở Washington (Mỹ), cũng nhấn mạnh Ukraine cần phải chấp nhận việc nhiều khí tài, trong đó có F-16, sẽ bị phá hủy khi tham gia các nhiệm vụ quan trọng.

Xe tăng chủ lực M1 Abrams do Mỹ cung cấp cho Ukraine. Ảnh: Insider.

Xe tăng chủ lực M1 Abrams do Mỹ cung cấp cho Ukraine. Ảnh: Insider.

Hai chuyên gia Bohnert và Alberque đều đồng ý rằng trong một cuộc xung đột kéo dài và đầy rủi ro như ở Ukraine, việc tổn thất trang thiết bị là điều không thể tránh khỏi. 

Theo Bohnert, các chiến đấu cơ F-16 có thể bị Nga bắn hạ và điều này sẽ tạo lợi thế cho Moscow trên truyền thông. Tuy nhiên, điều quan trọng là kết quả cuối cùng. “Ukraine cần phải chấp nhận rằng không một chiếc F-16 nào có thể sống sót, chỉ hi vọng các phi công sẽ trở về an toàn", ông Bohnert nói.

Mặt khác, Ukraine đã mất một số xe tăng Abrams, xe chiến đấu bộ binh Bradley và nhiều loại khí tài khác do phương Tây hỗ trợ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó không phải là lý do để các đối tác phương Tây hoài nghi.

Không thể bảo vệ hoàn toàn F-16

Cuộc xung đột ở Ukraine được xem là cuộc xung đột ác liệt nhất kể từ Thế chiến 2. Nó tương phản với các cuộc chiến gần đây của phương Tây, nơi mà số thương vong chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Chuyên gia Bohnert so sánh mức độ ác liệt trong xung đột ở Ukraine với với những cuộc chiến gần đây của Mỹ ở Iraq và Afghanistan, nơi Mỹ chỉ hứng chịu tổn thất khiêm tốn.

Nhiều chuyên gia quân sự khác cũng chia sẻ quan điểm, rằng cuộc xung đột này đã đưa phương Tây trở lại với thực tế về những gì mà một cuộc xung đột thực sự đòi hỏi.

Tháng 8/2024, chiếc F-16 đầu tiên của Ukraine đã bị rơi trong một nhiệm vụ đánh chặn tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tầm xa của Nga. Phi công không may thiệt mạng. 

Kể từ đó, Ukraine dường như đã tránh sử dụng chiến đấu cơ F-16 để hạn chế tổn thất. Theo hai chuyên gia, Ukraine cần phải đánh giá lại chiến lược để sử dụng khí tài một cách hiệu quả và sẵn sàng chấp nhận thiệt hại..

Binh sĩ Ukraine chiến đấu ở miền đông Ukraine. Ảnh: Anadolu Agency.

Binh sĩ Ukraine chiến đấu ở miền đông Ukraine. Ảnh: Anadolu Agency.

Chuyên gia Bohnert nói: “Phương Tây và Ukraine cần phải suy nghĩ về việc sử dụng khí tài hiệu quả để đạt mục tiêu, chứ không phải chỉ nhằm phô trương".

Theo chuyên gia Alberque, các rủi ro là cần thiết đối với Ukraine. Ông cho rằng nếu không sẵn sàng chấp nhận rủi ro, Ukraine sẽ không thể sử dụng hết tiềm năng của F-16. 

“Có thể không chiếc F-16 nào bị phá hủy nếu không sử dụng và cất chúng trong các hầm ngầm dưới lòng đất. Nhưng như vậy thì còn có ý nghĩa gì nữa?", ông Alberque nói.

Hạn chế về chất lượng vũ khí

Một điểm khác cần lưu ý là những chiếc F-16 mà Ukraine nhận được không phải là các phiên bản mới nhất. Đây là các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, trong khi các nước phương Tây đang chuyển sang thế hệ thứ năm và nghiên cứu các phiên bản tiên tiến hơn. 

Tương tự, xe tăng Abrams mà Ukraine nhận được cũng là các phiên bản cũ, không có những nâng cấp và trang bị bảo vệ tốt nhất. “Cần phải nhìn nhận là phương Tây không cung cấp cho Ukraine những gì tốt nhất mà chỉ hỗ trợ những thứ trong khả năng", chuyên gia Alberque nói.

Quân đội Ukraine gần đây đã tung một trong những lữ đoàn tinh nhuệ và được vũ trang tốt nhất ra mặt trận vùng Kursk với mục đích phản công khi liên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Insider ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN