Chuyên gia chỉ cách Mỹ ngăn chặn tham vọng vươn ra toàn cầu của Trung Quốc

Mỹ và các đồng minh cần tập trung khai thác các điểm yếu quân sự của Trung Quốc, làm phân tán nguồn lực để ngăn Trung Quốc vươn ra toàn cầu, các chuyên gia tại một trung tâm nghiên cứu ở Mỹ, nhận định.

Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc tập trận.

Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc tập trận.

Cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung sẽ còn tiếp tục với quy mô ngày càng lớn, Washington và các đồng minh cần buộc Bắc Kinh phải tính toán lại chi phí cho căn cứ và hoạt động quân sự ở nước ngoài, các chuyên gia tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, nhận định, theo SCMP.

Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc muốn vươn tầm ảnh hưởng quân sự vượt ra xa khỏi vùng biển Tây Thái Bình Dương, đe dọa trực tiếp đến sự thống trị của Mỹ, cả ở trong thời bình và thời chiến.

Hai chuyên gia Toshi Yoshihara và Jack Bianchi chỉ ra các điểm yếu của Trung Quốc mà Mỹ có thể khai thác. Đó là vấn đề về địa lý.

Trung Quốc bị bao quanh bởi một loạt các cường quốc và quốc gia tầm trung, ở cả trên biển và trên đất liền, nên luôn phải phân tán nguồn lực, cản trở khả năng tập trung nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ toàn cầu.

Trung Quốc cũng không sở hữu đội ngũ nhân lực có tay nghề cao và cơ sở hiện đại để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu cho hạm đội đồn trú ở nước ngoài.

Trung Quốc sẽ phải nỗ lực và chấp nhận chi phí khổng lồ để vượt qua “vị thế dẫn đầu to lớn” mà Mỹ đã thiết lập thông qua mạng lưới căn cứ, đồng minh kể từ sau Thế chiến 2.

Hai chuyên gia Toshi Yoshihara và Jack Bianchi kết luận rằng: “Mỹ và các đồng minh cần theo đuổi các chiến lược buộc Trung Quốc phải phân chia nguồn lực ở cả trên đất liền, vùng biển ven bờ, vùng biển xa bờ và xa hơn nữa là phạm vi ngoài châu lục”.

Các quốc gia như Philippines, Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan có thể tăng cường phản ứng, buộc Trung Quốc phải đầu tư nguồn lực lớn hơn cho các hoạt động ven bờ.

Hai chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn Trung Quốc mở rộng căn cứ quân sự ở nước ngoài.

“Mỹ và các đồng minh cần gửi thông điệp rõ ràng, rằng mọi hành động gây hấn của Trung Quốc sẽ bị liên minh các quốc gia do Mỹ dẫn đầu đáp trả”, hai chuyên gia nhận định.

Thay vì khoanh tay đứng nhìn, các chuyên gia cho rằng, Mỹ cần hành động tích cực hơn để khai thác những điểm yếu trên, làm suy yếu Trung Quốc về lâu dài.

Trung Quốc về lâu dài phải đối mặt với các thách thức về nhân khẩu học, vấn đề môi trường và các khoản nợ. Những yếu tố này về lâu dài có thể dẫn đến khủng hoảng trong nội bộ Trung Quốc.

“Chiến lược trên là ý tưởng khá tốt để gây rắc rối với Trung Quốc”, chuyên gia phân tích quân sự Zhou Chenming nói trên SCMP. “Vấn đề là Trung Quốc cần sử dụng nguồn lực hợp lý để đối phó với chiến lược này”.

Ví dụ như trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc chủ trương đàm phán thay vì dùng vũ lực, tránh phải đầu tư các nguồn lực quân sự một cách không cần thiết.

“Trước mắt Trung Quốc vẫn nên đầu tư vào thương mại và kinh tế thay vì vội vàng mở rộng sự hiện diện quân sự ở nước ngoài”, ông Zhou nhận định.

Tướng Mỹ: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Nga, Trung Quốc là hoàn toàn có thật

Mỹ cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân với Trung Quốc hoặc Nga, Đô đốc Charles Richard, Tư lệnh Bộ chỉ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN