Chuyên gia Carlyle Thayer: Tham vọng Trung Quốc và đề xuất đối sách cho ASEAN

Trung Quốc đang cố gắng hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa” về sự phục hưng dân tộc vĩ đại với những bước đi đầy tham vọng, thậm chí mang tính bá quyền. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước ASEAN cần phải làm gì?

Tàu hải cảnh Trung Quốc (phía xa) vờn nhau với tàu cảnh sát biển Philippines. Nguồn: SCMP.

Tàu hải cảnh Trung Quốc (phía xa) vờn nhau với tàu cảnh sát biển Philippines. Nguồn: SCMP.

Sự phục hưng dân tộc vĩ đại mà Trung Quốc muốn đạt được có năm đặc điểm chính. Đó là vượt qua thế kỷ bị hạ nhục; khôi phục phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc thời tiền thuộc địa; xây dựng vòng tròn ảnh hưởng đồng tâm tập trung vào Bắc Kinh; thay thế trật tự quốc tế tự do (bao gồm việc tạo ra các thể chế đa phương lấy Trung Quốc làm trung tâm) và làm suy yếu mạng lưới liên minh của Mỹ (bao gồm hất cẳng Hải quân Mỹ ở chuỗi đảo thứ nhất).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố, đất nước Trung Quốc không có gien hiếu chiến hoặc bá quyền. Nhưng thực tế, ông Tập muốn những điều gì? Theo một chuyên gia quốc tế về vấn đề Trung Quốc (đề nghị không nêu tên), ông Tập muốn 8 điều. Đó là duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc; đoàn kết dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ (phòng chống các phong trào, hoạt động ly khai, đòi độc lập ở Tân Cương, Đài Loan, Hong Kong…); phát triển kinh tế, tránh bẫy thu nhập trung bình; bảo vệ môi trường; xây dựng, phát triển quân đội hạng nhất (ngang hàng với Mỹ); đẩy lùi Mỹ khỏi khu vực biển chuỗi đảo thứ nhất, thực hiện răn đe hạt nhân thông qua tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo; bảo đảm an ninh lục địa, thực hiện sáng kiến Vành đai-Con đường, phát triển thị trường, tăng lực hút về phía Bắc Kinh; và thiết lập hệ thống quốc tế với Trung Quốc là trung tâm, các lợi ích đồng tâm, định hình luật lệ dựa trên trật tự.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đi vào ở Biển Đông. Nguồn: SCMP.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đi vào ở Biển Đông. Nguồn: SCMP.

Sức mạnh vật chất

Để hiện thực hóa tham vọng của mình, Trung Quốc chủ yếu dựa vào sức mạnh vật chất và phong cách lãnh đạo riêng. Năm sức mạnh vật chất của Trung Quốc bao gồm dân số 1,4 tỷ (tức có tới 1,4 tỷ người tiêu dùng); là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (GDP năm 2020 đạt 14.700 tỷ USD), có thể vượt qua kinh tế Mỹ vào những năm cuối của thập kỷ này); có quân đội, hải cảnh và đội tàu cá lớn nhất thế giới (có lục quân và hải quân lớn nhất thế giới, không quân lớn nhì thế giới); có ngành công nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới (tính theo trọng lượng tàu); và phát triển khả năng răn đe hạt nhân đáng tin cậy.

Trong khi đó, phong cách lãnh đạo của Trung Quốc có năm điểm chính. Đó là gia tăng sức mạnh toàn cầu và một mô hình mới cho sự tiến bộ của loài người; thúc đẩy các giá trị châu Á, các điểm chung; cung cấp hàng hóa công; có chế độ khen thưởng cho các nước tuân phục Trung Quốc; chú ý chính trị ở cấp độ cao; và cưỡng chế, bắt nạt, đe dọa các nước cứng đầu.

Đối với các vấn đề đối ngoại phức tạp, Trung Quốc đã và đang thực hiện đồng thời ba cuộc chiến là chiến tranh công luận, chiến tranh tâm lý và chiến tranh pháp lý. Trung Quốc cũng đang tìm cách hất cẳng Mỹ, phá các liên minh do Mỹ dẫn dắt, đồng thời thường xuyên tuyên bố về “chủ quyền không thể chối cãi” và quyền lịch sử trong lĩnh vực biển (đảo nhân tạo, quân sự hóa, căn cứ hoạt động tiền phương…); thực hiện các chiến dịch, hoạt động theo chiến thuật vùng xám (với lực lượng nòng cốt là hải cảnh, dân quân biển nhằm mở rộng kiểm soát không gian biển, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, nhưng dưới ngưỡng chiến tranh để không gây ra xung đột quân sự). Cụ thể, cho tàu hải cảnh, tàu dân quân biển, tàu cá của ngư dân Trung Quốc quấy nhiễu các hoạt động thương mại (khảo sát, thăm dò, khai thác dầu khí) và dọa nạt ngư dân các nước khác.

Trong khi đó, sức mạnh thống trị của Mỹ thời hậu chiến đã suy giảm và đang gặp nhiều thách thức. Cụ thể, hệ thống “trục bánh xe và nan hoa” đã suy tàn, Nhật Bản và Úc gia tăng sự hờ hững chiến lược, Bộ Tứ (Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ) mới đang dần phát triển.

Một Trung Quốc đang trỗi dậy đã trở thành đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ. Cụ thể, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đông Nam Á, triển khai tập trận hải quân kiểu hành động-phản ứng, sử dụng các biện pháp cưỡng ép kinh tế (hiện dùng để chống lại Úc).

Trung Quốc ngang nhiên biến đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo và quân sự hóa. Ảnh: People’s Daily.

Trung Quốc ngang nhiên biến đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo và quân sự hóa. Ảnh: People’s Daily.

Đối sách song phương và đa phương

Để giảm ảnh hưởng tiêu cực của việc Trung Quốc cố hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa”, các nước nên có các biện pháp cả song phương và đa phương.

Về song phương, nên tập trung thực hiện 4 nhóm giải pháp. Đó là phát triển chiến lược của cả chính phủ (nuôi dưỡng đoàn kết dân tộc); tự giúp mình, nâng cao nhận thức về lĩnh vực biển, thực thi pháp luật trên biển; quan tâm hơn (hiện đại hóa) lực lượng hải quân và không quân; tương tác với Trung Quốc cả về mặt ngoại giao và chính trị (nhấn mạnh trật tự khu vực đa cực); và tiến hành các chiến dịch thông tin công cộng (khẳng định lợi ích quốc gia, chống lại các kiểu diễn giải của Trung Quốc).

Về đa phương, nên khẳng định vai trò trung tâm và quyền tự chủ của ASEAN. Cụ thể, thực hiện văn kiện “Triển vọng ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; ưu tiên Thượng đỉnh Đông Á và vai trò của các đối tác đối thoại; thể hiện vai trò lãnh đạo mạnh mẽ đối với khủng hoảng ở Myanmar; kìm hãm sự công nhận xã hội đối với bá quyền Trung Quốc; liên kết, dựa vào nhau về kinh tế (ví dụ thực hiện tốt CPTPP); nâng cao vai trò của cảnh sát biển ASEAN (có thể thành lập các liên minh nhỏ với các quốc gia ven biển khác); thành lập cơ chế ASEAN+4 (Bộ Tứ)…

Nguồn: [Link nguồn]

Phán quyết Biển Đông: Nhìn lại toàn diện sau 5 năm

Cần thiết phải kết hợp phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài thường trực với các biện pháp đấu tranh khác để...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo GS Carlyle Thayer (ĐH New South Wales, Úc) ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN