Chuyên gia cảnh báo con đường "binh đoàn" châu chấu có thể đổ bộ vào TQ

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Các chuyên gia Trung Quốc tiết lộ kết quả thử nghiệm đội quân vịt diệt châu chấu ở Tân Cương và đề cập đến khả năng "binh đoàn "châu chấu lên tới 400 tỷ con chọn đường khác vào Trung Quốc.

Nhiều quốc gia trên thế giới đối phó với nạn châu chấu tồi tệ nhất sau hàng thập kỷ.

Nhiều quốc gia trên thế giới đối phó với nạn châu chấu tồi tệ nhất sau hàng thập kỷ.

Trả lời trên Thời báo Hoàn Cầu, các chuyên gia Trung Quốc nói câu chuyện sử dụng đội quân vịt giúp Pakistan đối phó nạn châu chấu là không khả thi, thậm chí còn phủ nhận những đóng góp của nhóm chuyên gia Trung Quốc đang ở Pakistan.

Vịt cần nguồn nước dồi dào trong khi Pakistan là vùng hoang mạc, nhiệt độ cao nên ý tưởng dùng vịt diệt châu chấu ở đó là không thực tế, Zhu Jingquan, thành viên nhóm chuyên gia Trung Quốc đến Pakistan đối phó nạn châu chấu, nói hôm 4.3.

Ông Zhu phản hồi thông tin một công ty Trung Quốc ở tỉnh Chiết Giang muốn gửi 10 vạn con vịt đến Pakistan diệt châu chấu.

Ông Zhu tiết lộ Trung Quốc đã thử nghiệm sử dụng vịt đối phó châu chấu ở phía tây bắc Khu tự trị Tân Cương, nhưng kết quả không khả quan. Đàn vịt chỉ kiểm soát được châu chấu ở một khu vực rất nhỏ, theo lời ông Zhu.

Ông Zhu nói mình và các chuyên gia khác đã đi khảo sát những vùng bị châu chấu tàn phá mùa màng ở Pakistan, lên kế hoạch sử dụng thuốc trừ sâu sinh học hoặc hóa học.

Nạn châu chấu sa mạc hoành hành khiến Pakistan tổn thất mùa màng nghiêm trọng, tạo nên nguy cơ lớn đối với an ninh lương thực.

Đàn châu chấu lên tới 400 tỷ con xuất phá từ phía đông châu Phi, lan rộng ra một khu vực trải dài từ Trung Đông cho đến tây nam Á.  Cơ quan lâm nghiệp Trung Quốc cảnh báo các tỉnh giáp biên giới Ấn Độ và Pakistan có nguy cơ đàn châu chấu xâm lấn.

Cảnh báo trên dựa trên dự đoán rằng "binh đoàn" châu chấu có thể từ Kazakhstan sang Tân Cương, hoặc từ Pakistan và Ấn Độ sang Tây Tạng.

Ông Zhu nói khí hậu ở Tân Cương không phù hợp để châu chấu sinh tồn ở thời điểm hiện tại, trong khi châu chấu không thể vượt qua được dãy Himalaya để tới Tây Tạng.

Theo ông Zhu, một khả năng khác là đàn châu chấu chọn đường xâm nhập vào Trung Quốc qua Nepal, Myanmar vào Vân Nam. Đây được coi là con đường khả dĩ nhất nhưng đàn châu châu vẫn phải vượt qua thách thức về khí hậu ở Myanmar, ông Zhu cho biết.

Trung Quốc sản xuất ”vũ khí” đối phó 400 tỉ con châu chấu

Một loại nấm chuyên dùng để diệt côn trùng như châu chấu đang được sản xuất hàng loạt ở Trung Quốc, dù hoạt động...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Thời báo Hoàn Cầu ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN