Chuyên gia: Ấn Độ có thể thắng TQ ở biên giới bằng chiến thuật “gậy ông đập lưng ông”
Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có những bất đồng trong vấn đề lãnh thổ ở biên giới và không cần đến những khí tài hiện đại, Ấn Độ vẫn có cách đánh bại Trung Quốc, theo nhận định của một chuyên gia quân sự Mỹ.
Binh sĩ Ấn Độ trong một cuộc tập trận.
Hôm 9.5,tờ Hindustan Times dẫn hai nguồn tin quân sự cấp cao cho biết, một cuộc đụng độ ác liệt nổ ra ở con đèo tại độ cao hơn 5.000m dọc biên giới của Trung Quốc thuộc bang Sikkim, phía đông bắc Ấn Độ.
“4 lính Ấn Độ và 7 lính Trung Quốc bị thương trong cuộc đụng độ liên quan tới khoảng 150 binh sĩ”, một quan chức Ấn Độ giấu tên, nói. Cuộc đụng độ phản ánh vấn đề biên giới Trung-Ấn chưa bao giờ thực sự hạ nhiệt kể từ cuộc xung đột năm 1962.
Ấn Độ có thể áp dụng chiến lược giống như Trung Quốc từng áp dụng thành công trong cuộc chiến tranh Triều Tiên giai đoạn 1950-1953. Các binh sĩ Ấn Độ sử dụng chiến thuật du kích ở vùng núi Himalaya, bất ngờ tấn công quân đội Trung Quốc tại các cứ điểm ở thung bên dưới rồi rút lui là phương pháp hiệu quả nhất.
Đó là đánh giá của Chris Dougherty, nhà phân tích quân sự từng làm việc tại Lầu Năm Góc, hiện là nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh nước Mỹ mới, theo National Interest.
Thách thức đối với Ấn Độ là năng lực và nguồn lực phát triển quân sự không lớn như Mỹ để có thể đối phó trực diện với Trung Quốc. “Trong 10 năm tới, nếu như Mỹ chỉ đơn giản theo đuổi chiến lược xây dựng lực lượng quân đội vượt trội so với Trung Quốc, Ấn Độ cần có những cách khác để đối phó Trung Quốc”, Doughterty nhận định
Chuyên gia Mỹ viện dẫn cách Trung Quốc đánh bại quân đội Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu trong Chiến tranh Triều Tiên. “30 vạn quân Trung Quốc với trang bị nghèo nàn, tận dụng yếu tố bất ngờ, và địa hình đồi núi hiểm trở để giáng đòn phủ đầu khiến quân đội Mỹ phải rút lui trong giai đoạn mùa đông năm 1950-1951. Cả một sư đoàn bộ binh Mỹ năm đó gần như bị tiêu diệt hoàn toàn”, ông Dougherty nói.
Dougherty chỉ ra rằng Ấn Độ có thể gia cố phòng tuyến ở vùng núi Himalaya dọc biên giới Trung Quốc, tận dụng địa hình để áp dụng chiến thuật du kích, đến khi có thời cơ bất ngờ phản công ở cao nguyên Tây Tạng, buộc Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán.
Một khó khăn đối với binh sĩ Ấn Độ là việc chuyển từ địa hình vùng núi sang giao chiến ở cao nguyên sẽ để lộ những điểm yếu để không quân Trung Quốc khai thác.
Về vấn đề căng thẳng trên biển, ông Dougherty đánh giá Ấn Độ có ưu thế nhất định khi chỉ cần tập trung các tàu chiến, tàu ngầm ở cửa ngõ Ấn Độ Dương, trong khi các tàu chiến Trung Quốc phải di chuyển từ rất xa. Nhưng về lâu dài, ông Dougherty cho rằng Trung Quốc có thể khắc phục phần nào bất lợi nhờ các căn cứ quân sự ở châu Phi.
“Ấn Độ có các lợi thế chiến lược, đặc biệt trong vấn đề địa hình và phương án phòng thủ, giúp quân đội có thể đối phó hiệu quả với Trung Quốc dù trang thiết bị nghèo nàn hay số lượng ít ỏi hơn”, ông Dougherty đánh giá. “Thay vì tấn công theo kiểu truyền thống, Ấn Độ nên áp dụng chiến lược phi đối xứng, đánh vào những điểm yếu của quân đội Trung Quốc, làm ảnh hưởng đến năng lực chiến đấu ở tiền tuyến”.
Từ đó, Ấn Độ có thể tập trung nguồn lực cho an ninh mạng, các vũ khí tấn công tầm xa, tên lửa chống hạm siêu thanh, và công nghệ chống vệ tinh. Thay vì đầu tư cho các tàu nổi cỡ lớn như tàu sân bay, phát triển tàu ngầm cũng là lựa chọn phù hợp với hải quân Ấn Độ.
“Một hạm đội uy lực dưới biển sẽ khiến Trung Quốc phải trả giá đắt nếu muốn chiếm ưu thế ở Ấn Độ Dương”, ông Dougherty đánh giá.
Ông Dougherty cũng chỉ ra rằng Ấn Độ cần áp dụng khéo léo chiến lược vì địa hình bán đảo Triều Tiên vẫn có những khác biệt cơ bản so với dãy Himalaya. “Sự khác biệt nằm ở chỗ biên giới trên dãy Hiamalaya trải rộng hơn nhiều, nên Ấn Độ cần phải tăng cường cảnh giác hơn”, ông Dougherty nhận định.
Trung Quốc đang tăng cường năng lực tấn công tại các khu vực sát biên giới Ấn Độ, bằng cách đưa các máy bay không người...
Nguồn: [Link nguồn]