Chuyện gì xảy ra khi thiên thạch dài gấp 3 lần sân bóng đá đâm thẳng xuống Trái đất?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã mô phỏng kịch bản thiên thạch gần gấp 3 lần chiều dài sân bóng đá lao thẳng xuống Trái đất, với địa điểm va chạm là ở Mỹ.

Chuyện gì xảy ra khi thiên thạch dài gấp 3 lần sân bóng đá đâm thẳng xuống Trái đất? - 1

Chỉ một mảnh thiên thạch cũng có thể gây ra thảm họa sâu rộng.

Theo Business Insider, trong một hội nghị về phòng thủ hành tinh, NASA đã công chiếu mô phỏng về một thiên thạch dài 260 mét lao xuống Trái đất, hướng về thành phố Denver của Mỹ.

NASA và các cơ quan hàng không vũ trụ khác trên thế giới cùng hợp sức dùng “vũ khí động năng” để làm đổi hướng thiên thạch. Tuy nhiên, vẫn còn 1 mảnh thiên thạch dài khoảng 80 mét chắc chắn đâm xuống Trái đất.

Theo mô phỏng, NASA nói có 10 ngày trước khi thiên thạch rơi xuống New York – một trong những thành phố sầm uất nhất nước Mỹ.

Thiên thạch lao xuống bầu khí quyển với tốc độ 19 km/giây, tạo thành một quả cầu lửa khổng lồ với sức công phá lên tới 20 megaton. NASA nói con số này tương đương 500 lần tổng sức công phá của hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản trong Thế chiến 2.

Theo NASA, cách duy nhất khi đó là sơ tán người dân khỏi thành phố New York, càng xa càng tốt. NASA nói mô phỏng giúp “giới chức có thể đưa ra quyết định nhanh chóng khi thảm họa thiên thạch cận kề”.

NASA cũng nhấn mạnh rằng đó chỉ là mô phỏng và “hiện chưa có khả năng thiên thạch đâm vào Trái đất trong thế kỷ tới”.

Bên cạnh đó, NASA cũng nhắc đến thảm họa sâu rộng hơn, nếu thiên thạch không rơi xuống đất liền mà rơi xuống biển. Nhiệt độ cực cao của thiên thạch khi rơi qua bầu khí quyển rồi chạm xuống biển có thể tạo nên một trận đại hồng thủy tàn khốc hơn nhiều.

Nếu không bị thiên thạch xóa sổ, khủng long tạo ra nền văn minh như con người?

65 triệu năm trước, thiên thạch khổng lồ đường kính 9,6km đâm xuống đất ở một khu vực gần Mexico ngày nay, tạo ra một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Business Insider ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN