Chuyến bay tuần tra chiến lược Nga-Trung để lộ điểm yếu của máy bay ném bom TQ
Chuyến bay tuần tra chiến lược giữa Nga-Trung gần đây để lộ những điểm yếu của máy bay ném bom Trung Quốc, có thể cản trở tham vọng của Bắc Kinh.
Oanh tạc cơ H-6K củaTrung Quốc theo góc nhìn từ máy bay Nga.
Theo SCMP, 4 oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc và 2 chiếc Tu-95 của Nga hồi tuần này tham gia vào chuyến bay tuần tra chung trên biển Hoa Đông, nằm trong chương trình hợp tác quân sự giữa hai nước.
Hoạt động này nhằm thể hiện tình đoàn kết giữa hai quốc gia, khi cả hai đều phải đối mặt với các lệnh trừng phạt và áp lực từ Mỹ.
Tuy nhiên, các máy bay ném bom Trung Quốc có tầm bay ngắn hơn, mang theo ít bom đạn hơn các máy bay Nga. Các nhà phân tích coi đây là giới hạn của Trung Quốc trong trường hợp phải thực hiện các nhiệm vụ quân sự cùng Nga.
Không quân Trung Quốc hiện sở hữu 160-180 oanh tạc cơ H-6, mẫu oanh tạc cơ hiện đại nhất hiện nay ở Trung Quốc. Trong số các phiên bản H-6, chỉ có H-6N là có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, nghĩa là tầm bay của các máy bay H-6 rất hạn chế, chỉ vào khoảng 6.000km.
Ngược lại, các oanh tạc cơ chiến lược Tu-95 của Nga có tầm bay 15.000km, mang theo số bom đạn gấp nhiều lần.
Trung Quốc đang gấp rút chế tạo mẫu máy bay ném bom thế hệ mới mang tên H-20 để khắc phục các điểm yếu này.
Jon Grevatt, chuyên gia về máy bay chiến đấu và là nhà phân tích quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương tại tạp chí Janes, nói về những hạn chế về tầm bay và trọng tải của máy bay ném bom H-6 Trung Quốc.
“Các máy bay H-6 của Trung Quốc được chế tạo dựa trên nguyên mẫu Tu-16 từ những năm 1950”, Grevatt nói. “Dù trải qua nhiều lần nâng cấp, mẫu máy bay này đã lỗi thời”.
Trong chuyến bay tuần tra chung ngày 22.12, 6 máy bay Nga và Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc trên đảo Dokdo và bay sát đường ranh giới với Nhật Bản. Hàn Quốc và Nhật Bản đã điều các chiến đấu cơ theo sát.
Theo các chuyên gia, 4 máy bay H-6K giống như đóng vai trò yểm trợ cho 2 oanh tạc cơ Tu-95. “Những chiếc H-6 không thể được coi là oanh tạc cơ chiến lược tầm xa”, chuyên gia Song Zhoping ở Hong Kong, nói.
Đây là lần thứ hai Nga và Trung Quốc cùng đưa máy bay tuần tra chung. Lần đầu tiên diễn ra vào tháng 7.2019. Bay cùng các oanh tạc cơ hàng đầu thế giới của Nga là cơ hội để không quân Trung Quốc nâng cao năng lực cũng như khả năng hợp tác.
“Chuyến bay chung cũng nhằm gửi thông điệp đến Mỹ, rằng Nga và Trung Quốc sẵn sàng hợp tác quân sự cùng nhau”, chuyên gia Grevatt nói.
Tư duy tác chiến của hải quân Trung Quốc đã lỗi thời, không còn phù hợp ở thời đại mới, có thể tác động trực tiếp...
Nguồn: [Link nguồn]