Chuột có thể trở thành vật nuôi thân thiết của con người?
Nhiều người thường coi chuột là một điều phiền toái và mối đe dọa đối với xã hội, thế nhưng giới khoa học lại có một cái nhìn hoàn toàn khác.
Một chú chuột "dò mìn" Gambian đang được cho ăn (Ảnh: NewsLinQ)
Aaron Blaisdell, giáo sư ngành tâm lý học đối chiếu tại Đại học California, Mỹ đã phát hiện ra rằng loài chuột thông minh hơn rất nhiều so với những gì chúng ta tưởng.
“Chúng đều rất giỏi trong các thí nghiệm cơ bản, như phản xạ có điều kiện của Pavlov, phản xạ có điều kiện của Skinner cùng những thí nghiệm tương tự,” ông Blaisdell cho biết, “Điều này giúp chúng ta ngày càng hiểu rằng loài gặm nhấm này có những biểu hiện giống với con người.”
Monique Hammerslag, một thanh tra viên của Cảnh sát Quốc gia Hà Lan, người đang phụ trách huấn luyện chuột để phân biệt các nhãn hiệu thuốc lá thật và giả, cho biết chúng khá giỏi trong việc này:
“Chuột là loài vật tuyệt vời để làm nhiệm vụ này, vì khứu giác của chúng rất tốt ... Các loài gặm nhấm nói chung đều sở hữu khứu giác vô cùng thính, điều này khiến chúng rất hữu ích trong việc phát hiện những thứ mà phải dựa trên những ký tự hóa học đặc thù mới có thể phân biệt được.”
Cũng theo Monique, việc đào tạo loài chuột còn khá dễ dàng. Chúng rất thông minh, không chỉ trong việc học hỏi mà còn trong cả quá trình tác nghiệp. Ngoài ra, chúng quen sống trong các nhóm lớn nên rất dễ hòa đồng.
Cô cũng cho biết dù chuột không thể thay thế vai trò của chó nghiệp vụ, nhưng chúng vẫn đóng vai trò hỗ trợ đắc lực:
“Vì chó là loài săn mồi, chúng sẽ không tỏ ra bỡ ngỡ khi được cử đến những nơi hoàn toàn xa lạ. Tuy nhiên, loài chuột thường sẽ chỉ “cắm rễ” ở một nơi duy nhất, nên việc huấn luyện nghiệp vụ giống với loài chó cho chúng thường không khả thi. Nhưng loài chuột lại có thể làm rất tốt nhiệm vụ ngửi các mẫu vật, một công việc bị cho là nhàm chán và không mấy thú vị đối với những chú chó nghiệp vụ.”
Một chú chuột "nghiệp vụ" tại Hà Lan đang làm nhiệm vụ (Ảnh: Monique Hammerslag)
“Loài chuột có rất nhiều cơ chế hành vi xã hội tương tự như các loài linh trưởng hay chó sói, giáo sư Blaisdell cho biết, “Vì vậy, chúng thực sự hình thành một mối liên kết tốt với con người. Nếu được nuôi nhốt hoặc thuần hóa đúng cách, tôi cho rằng chúng sẽ trở thành người bạn thân thiết với con người giống như chó và mèo.”
Bên cạnh đó, các công nhân ở Châu Phi còn đang sử dụng những con chuột có khứu giác tốt cho một nhiệm vụ khác: dò mìn. Họ thường sử dụng những con chuột Gambian khổng lồ, một loài khác với các loài chuột nâu thông thường, có mối quan hệ gần gũi với chuột đồng hơn.
Ngoài sự vượt trội về kích thước, chuột Gambian còn có một lợi thế khác: Chúng chỉ cần thức ăn là khoản “thù lao” cho công việc của mình, thậm chí còn có khả năng cất trữ thức ăn trong má và chỉ tiêu hóa chúng sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trong khi những loài chuột khác thường phải chén ngay đồ ăn của mình trước khi vào công việc
Một chú chuột "dò mình" Gambian đang làm nhiệm vụ (Ảnh: NewsLinQ)
Giống như chó, chuột có thể được huấn luyện để hiểu các tín hiệu âm thanh, dù vẫn chưa rõ chúng có thể hiểu đến mức độ nào. “Dựa trên sự hiểu biết của tôi, chuột có thể học được rất nhiều mối liên hệ giữa các yếu tố kích thích khác nhau, chẳng hạn như mùi và tín hiệu thị giác, vì vậy tôi cho rằng chúng ít nhất có thể hiểu được một vài tín hiệu về giọng nói,” Blaisdell cho biết.
Monique cũng đồng tình với quan điểm trên. Cô đặt tên riêng cho đàn chuột nghiệp vụ của mình và chúng luôn phản ứng khi được cô gọi tên.
“Tôi thực sự rất quý đàn chuột và cảm thấy gắn bó với chúng,” cô cho biết. “Chúng là loài động xinh xắn, thân thiện và không bao giờ cắn người. Chúng hầu như không bao giờ làm điều gì xấu.”
Nhưng theo Monique, loài chuột có một điểm yếu là không thể sống lâu, Thường thì chúng chỉ có tuổi thọ kéo dài từ 2 đến 3 năm, và đây là điều khó khăn nhất trong việc huấn luyện và làm việc với chúng.g có được sức mạnh...
Nguồn: [Link nguồn]
Cụ ông 70 tuổi đã rất bất ngờ khi đặt camera và thấy một con chuột nhỏ bận rộn dọn dẹp dụng cụ trên chiếc bàn...